Thứ bảy 19/04/2025 08:39

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.

UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch số 42/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Theo đó, mục tiêu kế hoạch trong năm 2024 phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP. Trong đó, hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao (có ít nhất 01 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng/du lịch sinh thái/điểm du lịch được công nhận sản phẩm OCOP), dự kiến nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP trên địa bàn tỉnh đạt 168 sản phẩm.

Sản phẩm mắm tôm chua ngọt đã được công nhận là OCOP 4 sao cấp tỉnh. Ảnh: Cổng TTĐT Cà Mau

Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các địa phương trong tỉnh cần hoàn thiện, nâng cao các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia chương trình OCOP; tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP các cấp; duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, tích cực tham gia hội chợ, hội thảo khoa học trong nước hướng tới thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Cà Mau sẽ ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu có ít nhất 20% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 10% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như: Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử... Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP đồng bộ, hiệu quả, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giám sát sản phẩm OCOP.

UBND tỉnh Cà Mau thông tin, thời quan qua, chương trình OCOP nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương, đặc biệt là vai trò của các sở, ngành tham gia vào đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Tính từ năm 2020 đến năm 2023, toàn tỉnh Cà Mau có 138 sản phẩm OCOP được công nhận; trong có, có 109 sản phẩm đạt 3 sao, 29 sản phẩm đạt 4 sao. Riêng năm 2023, có 31 sản phẩm mới đạt 3 sao và 26 sản phẩm đạt 4 sao.

Qua khảo sát, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận có doanh thu tăng khoảng 10-30%, hầu hết giá bán sản phẩm tăng 20%, cá biệt có một số sản phẩm giá bán tăng 25 - 30%. Bên cạnh việc chú trọng phát triển sản phẩm OCOP còn góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người lao động trên địa bàn tỉnh.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Chứng nhận 11 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2025

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP