Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tự hào nguồn dược liệu quý Nâng cao giá trị và bảo vệ thương hiệu cho "quốc bảo" sâm Ngọc Linh

Đến dự Gala có ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; lãnh đạo một số sở, ngành của địa phương.

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La
Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La dự và phát biểu tại sự kiện

Giá trị kinh tế cao từ cây sâm

Nhắc tới sâm Ngọc Linh, hay còn gọi là "quốc bảo" loại cây có giá trị dinh dưỡng cao với sức khỏe con người, thì ai cũng sẽ nghĩ ngay đến vùng đồi núi cao của các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao thì mới phù hợp để trồng và phát triển loại cây này. Thế nhưng ở Sơn La, sâm Ngọc Linh đã được trồng thành công, phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Thái, dân tộc Mông nơi đây.

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La
Cây sâm Ngọc Linh được trồng ở Sơn La

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng các xã vùng cao của huyện đặc trưng là mát mẻ quanh năm, có sương mù bao phủ, với mùa đông lạnh, diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn cùng với nguồn lao động dồi dào là tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của nhiều loại cây dược liệu nói chung và nhất là phát triển trồng cây sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu dưới tán rừng tại các xã vùng cao huyện Bắc Yên.

Thời gian qua thực hiện Công văn số 3433-CV/TU ngày 12/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về việc khảo sát, đánh giá mức độ phù hợp với vùng trồng sâm Ngọc Linh tại một số xã vùng cao của tỉnh Sơn La; Công văn số 2546-SNN-CCKL ngày 01/8/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khảo sát, đánh giá mức độ phù hợp vùng trồng sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu tại một số xã vùng cao của tỉnh Sơn La. Qua khảo sát trên địa bàn huyện Bắc Yên về đề xuất diện tích có khả năng trồng cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu là 690 ha (trong đó, cây sâm Ngọc Linh là 309 ha và cây Sâm Lai Châu là 381 ha); dự kiến đề xuất triển khai tại các xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng và Hang Chú.

Thông tin tại Gala cho thấy, sau hơn 10 năm phát triển, Sơn La hiện có 3 sản phẩm từ sâm Ngọc Linh gồm: Cao sâm, rượu sâm và rượu cao sâm, tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP, cả 3 sản phẩm này được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Sơn La.

Với phương pháp gieo giống bằng hạt có tỷ lệ nảy mầm 100%, đến tháng 7/2022, sâm giống Ngọc Linh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với sâm Ngọc Linh Sơn La, thời gian bảo hộ 20 năm. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho phép lưu hành giống sâm Ngọc Linh của Sơn La tại các tỉnh phía Bắc.

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La
Ông Nguyễn Chí Long chia sẻ về lợi ích của cây sâm

Chia sẻ về giá trị của cây sâm Ngọc Linh tại Sơn La, ông Nguyễn Chí Long – Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long cho biết, Công ty gửi sâm tới Viện Dược liệu để phân tích và kiểm nghiệm đối với sâm 5 năm tuổi. Ngày 12/4/2023, kết quả của Viện Dược liệu cho thấy, hoạt chất Majonosid R2 (hợp chất chính đặc trưng cho sâm Việt Nam) trong mẫu sâm Ngọc Linh của Công ty đạt tới 5,74%. Ngoài ra, Công ty cũng gửi mẫu cao sâm Ngọc Linh Thành Long tới Viện Công nghiệp thực phẩm phân tích hàm lượng 17 ACIDAMIN có trong cao sâm. Kết quả, phân tích hàm lượng 17 ACIDAMIN có trong sản phẩm cao sâm Ngọc Linh Thành Long đều đạt chỉ số rất cao so với cao sâm có trên thị trường. Trong đó, có hàm lượng Cystein lên tới 36,82; hàm lượng Lysine đạt 1501,58.

Đánh giá thêm về hiệu quả kinh tế cây sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La, ông Long nhấn mạnh: "Đến thời điểm này, tôi khẳng định cây sâm Ngọc Linh đang phát triển rất tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. 1 ha sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần ha bà con trồng cây ngô, dong riềng...".

Hiện nay, nhiều huyện của tỉnh Sơn La đề nghị Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng Thành Long thực hiện mô hình để bà con địa phương học tập, làm theo. Hiện tại và trong tương lai gần, Công ty sẽ mở thêm mô hình ở Bắc Yên, Thuận Châu, Mường La với mục đích để nông dân có thêm một loại cây, thêm một giống cây, có thêm mô hình để học tập phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình

Phát biểu tại Gala, bà Trịnh Thị Phượng, Phó Chủ Tịch UBND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La cho hay, với mong muốn trồng và phát triển sâm Ngọc Linh ở dưới tán rừng vừa góp phần tạo giá trị gia tăng rất cao, phát triển đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân; đồng thời giúp bảo vệ môi trường, giữ gìn tán rừng đảm bảo độ che phủ, hướng đến một nền nông lâm nghiệp phát triển bền vững.

Thời gian tới, huyện tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án thu hút đầu tư thuộc lĩnh vực đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2476/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La ngày 22/11/2023.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế dưới tán rừng của Trung ương và của tỉnh, huyện sẽ tham mưu, đề xuất với tỉnh xây dựng cơ chế chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư. Tạo điều kiện về đất đai, chính sách… để các công ty, doanh nghiệp có tâm huyết, kinh nghiệm và năng lực đầu tư vào huyện Bắc Yên để khảo sát, thử nghiệm mô hình trồng cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, thực hiện liên kết sản xuất, phối hợp chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ người dân trồng, chăm sóc, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tại các xã vùng cao của huyện Bắc Yên.

Bên cạnh đó, huyện đề xuất với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La thử nghiệm mô hình tại huyện, trên cơ sở mô hình thực hiện khảo nghiệm, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu được triển khai trên địa bàn và sự tư vấn của cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, công ty, doanh nghiệp huyện sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị tuyên truyền đến người dân về "Tiềm năng, giá trị trong phát triển cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu trên đất Bắc Yên".

Đánh giá cao về giá trị kinh tế cây sâm Ngọc Linh đem lại, ông Nguyễn Thành Công đề nghị doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm OCOP 5 sao. Các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục đồng hành cùng nông dân, doanh nghiệp, quảng bá những sản phẩm, mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả kinh tế cao để triển khai nhân rộng.

Kim Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Cuối tuần này, Sóc Trăng trở nên sôi động với 2 sự kiện là Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền 2024 và Liên hoan ẩm thực đường phố.
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Hội nghị Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà phân phối nhằm hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng và xuất khẩu hiệu quả.
Quảng Nam và Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

Hơn 100 chủ thể OCOP đến từ tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách tại TP. Đà Nẵng.
70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 28/8/2024, tại thành phố Bắc Kạn với 70 gian hàng.
4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

4 chuỗi siêu thị Goldfruit, Wiki Food, ECO-MART và Fuji Fruit vừa ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 19 doanh nghiệp, chủ thể OCOP.
Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024 để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân xứ Thanh

Sau nửa tháng diễn sự kiện, vào tối ngày 3/8/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ bế mạc, tổng kết chương trình Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại trong quá trình diễn ra Chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Đà Nẵng: Quảng bá sản phẩm nước mắm Nam Ô, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

60 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam giới thiệu hàng trăm sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người dân Liên Chiểu và du khách.
Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Thanh Hóa: Sản vật hội tụ tại chợ OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024

Tối ngày 21/7/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương Chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP và ẩm thực xứ Thanh năm 2024.
Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Để sản phẩm OCOP tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng

Nhờ đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, doanh thu của nhiều doanh nghiệp cải thiện đáng kể song để có đầu ra bền vững hơn, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động