Thứ hai 05/05/2025 13:14

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD

Ngày 2/5, tại tỉnh Bắc Ninh, Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan (thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Hùng Nhơn) đã tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Lô hàng thuốc thú y xuất khẩu đi thị trường Halal

Lô hàng xuất khẩu sang Indonesia này gồm thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD. Đây là các sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ WHO - GMP/GLP/GSP (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới) cho 2 nhà máy NonBetalactam và Betalactam với 5 dây chuyền gồm: Thuốc bột, thuốc tiêm, thuốc uống, cốm và hỗn dịch tiêm. Đặc biệt, Sakan hiện đang sở hữu phòng thí nghiệm (phòng Lab) đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017.

Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Halal là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới với hàng loạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chính vì vậy, việc Visakan xuất khẩu lô hàng thuốc thú y sang thị trường Halal đánh dấu một bước phát triển mới trong việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thuốc thú y theo công nghệ hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện của thị trường thế giới.

Theo báo cáo kinh tế Hồi giáo toàn cầu ước tính chi tiêu cho thực phẩm Halal đang tăng nhanh từ 1.400 tỷ USD của năm 2020 lên 1.900 tỷ USD vào năm 2030, và gần 5.000 tỷ USD vào năm 2050. Do vậy, ông Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn - cho biết, đây là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam với lợi thế sở hữu nguồn nguyên liệu thô dồi dào, lại nằm ở châu Á, nơi có khoảng 62% dân số Hồi giáo của thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Mạnh Hùng, thị trường các quốc gia Hồi giáo là một trong những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Muốn đưa hàng hóa vào thị trường này doanh nghiệp phải đạt chuẩn Halal. Đây được xem là tiêu chuẩn nghiêm ngặt của đạo Hồi, từ các thành phần nhỏ nhất cho đến khâu quan trọng là chế biến, vận chuyển. Do những khó khăn và quy định ngặt nghèo của tiêu chuẩn Halal đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, các sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản và nguyên liệu đầu vào cho một số ngành như nước giải khát. “Chính vì vậy, việc Visakan xuất khẩu lô hàng thuốc thú y sang quốc gia có số lượng người theo đạo Hồi lớn nhất thế giới Indonesia được xem là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của Hùng Nhơn”, ông Vũ Mạnh Hùng chia sẻ.

Ông Vũ Mạnh Hùng chia sẻ thêm thông tin, ngày 18/5 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Tây Ninh, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus sẽ tổ chức chuỗi sự kiện, bao gồm: Lễ khánh thành Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh, Lễ khởi công 7 dự án trọng điểm Tổ hợp khu nông nghiệp công nghệ cao DHN Tây Ninh, Lễ công nhận Vùng an toàn dịch bệnh tại tỉnh Tây Ninh và công bố Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm gia cầm sang thị trường Halal.

Cùng với Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên đi thị trường Hồi giáo, 3 doanh nghiệp gồm Visakan (Sakan), PT. Ekasapta Wijayatangguh (Indonesia) và De Heus Indonesia đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm thuốc thú y, thuốc sát trùng tại Indeonesia.

Theo đó, Visakan sẽ phụ trách cung cấp sản phẩm thuốc thú y, thuốc sát trùng đáp ứng yêu cầu về chất lượng, sản lượng theo đề nghị của các đối tác; PT. Ekasapta Wijayatangguh phụ trách nhập khẩu và phân phối sản phẩm cho De Heus Indonesia tại thị trường Indonesia; De Heus Indonesia cam kết sẽ ưu tiên sử dụng các sản phẩm được cung cấp bởi các thành viên trong liên kết chuỗi tham gia thực hiện ký kết MoU.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Cảnh báo sớm: Hàng Việt vượt ‘sóng’ phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng