Thứ hai 23/12/2024 05:29

Bắc Ninh: Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn qua chương trình OCOP

Hình thành các chuỗi sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua chương trình OCOP đã giúp nhiều sản phẩm của Bắc Ninh vươn ra thị trường quốc tế.

Hình thành chuỗi thực phẩm an toàn

Để phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân dân, thời gian qua các ngành chức năng ở Bắc Ninh đã xây dựng các dự án, mô hình chuỗi, đổi mới, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa, qua đó chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung; nhân rộng mô hình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước (nhất là hướng tới các bếp ăn tập thể trong các KCN của tỉnh), mặt khác hướng tới xuất khẩu; giảm bớt các khâu trung gian, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của các chuỗi sản phẩm hàng hóa.

Các sản phẩm của công ty PTK tại chương trình ra mắt chuyên trang OCOP của Báo Nhân dân vào giữa tháng 12/2023 (Ảnh: Nguyễn Huyên)

Ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh cho biết, thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (Chương trình OCOP), tính đến tháng 11/2023, toàn tỉnh có 93 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (59 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao) của 38 chủ thể trên địa bàn 8/8 huyện, thị xã, thành phố.

Các sản phẩm OCOP được công nhận chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, sản phẩm đồ lưu niệm và trang trí. Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, các chủ thể đã mạnh dạn đầu tư kinh phí, khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước, ngày càng được đông đảo người tiêu dùng tin dùng.

Trong đó điển hình phải kể đến mô hình của Công ty TNHH PTK (huyện Tiên Du) với sản phẩm Mắm tép chưng thịt, cơ sở sản xuất này đã chủ động xây dựng chuỗi cung ứng đảm bảo an toàn thực phẩm, toàn bộ nguyên liệu là thịt lợn và các nguyên liệu cho chế biến đều đảm bảo tiêu chuẩn VietGap.

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Xuất phát từ mong muốn đưa một món ăn dân dã, thuần túy của dân tộc trở thành món ăn có thương hiệu, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần quảng bá ẩm thực quê hương đến đông đảo bạn bè trên thế giới, ông Nguyễn Đình Dũng - Giám đốc Công ty TNHH PTK 879 Việt Nam (Thị trấn Lim, huyện Tiên Du) đã xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Mắm tép chưng thịt vừa mang đậm hương vị truyền thống vừa đảm bảo các tiêu chí đánh giá sản phẩm an toàn.

Tôi có một mong muốn, nơi đâu có người Việt, nơi đó có đặc sản Việt Nam. Đó không chỉ là món quà tinh thần cho những người con xa xứ, mà còn là sự gắn kết tình bằng hữu với bạn bè khắp năm châu. Sứ mệnh của chúng tôi là: Xây dựng thương hiệu Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế - Nâng cao giá trị người Việt”; "Sản phẩm Mắm tép chưng thịt luôn đảm bảo đủ 6 nguyên tắc, món ăn chứa nhiều dinh dưỡng; siêu ngon - siêu sạch; sản phẩm ăn liền; quy cách đóng gói ba lớp; không chất bảo quản; không dùng bột ngọt; không chất tạo màu; tem, lô sản xuất rõ ràng đầy đủ" - ông Dũng chia sẻ và cho hay.

Theo đó các sản phẩm của PTK được sản xuất từ nguồn thịt heo đạt tiêu chuẩn Vietgap, được xác nhận công bố phù hợp vệ sinh an toàn thực phẩm; Quy trình sản xuất ISO 22.000:2018; xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn FDA, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm đạt TOP 100 thương hiệu nổi tiếng ASEAN, đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Sản phẩm của PTK được nhiều người tiêu dùng lựa chọn (Ảnh: Thu Hường)

Chia sẻ về quy trình sản xuất, ông Dũng cho biết: “Quy trình để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng được bắt đầu từ khâu nhập nguyên liệu, PTK 879 Việt Nam luôn chú trọng khâu lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. Thịt heo được nhập từ Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam; sau khi kiểm tra, thẩm định nguyên liệu, đảm bảo thịt có độ tươi mới, công nhân sẽ tiến hành lọc thịt thủ công, sau đó xay thịt và đảo thịt bằng máy để tạo độ mềm, mịn, đều nhau; bước nêm nếm, tạo thành phẩm được coi là bước quan trọng nhất để tạo nên một sản phẩm Mắm tép chưng thịt đậm đà hương vị với màu nâu vàng đẹp mắt; khâu đóng gói được thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng từ việc đóng túi, đóng hộp, hút chân không, dán tem, mác đều được thực hiện một cách chỉn chu, đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Bằng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong sản xuất đã mang lại sản phẩm chất lượng cao, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đến nay, mỗi ngày Công ty sản xuất từ 5.000 - 10.000 sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động.

PTK đã đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm Sản phẩm của PTK đã vươn ra thị trường quốc tế, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP ( Ảnh: Nguyễn Huyên)

Đặc biệt, năm 2020 và năm 2021, Công ty có 4 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao gồm: Mắm tép chưng thịt, Trâu khô, Heo khô và Thịt xào mắm ruốc mang thương hiệu PTK. Cùng với việc nâng cao chất lượng, ngay từ khi xây dựng thương hiệu, Công ty luôn chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hiện nay, ngoài phân phối theo hệ thống bán lẻ và một số đại lý, siêu thị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, sản phẩm được đưa lên sàn Thương mại điện tử và hướng tới thị trường xuất khẩu.

Sản phẩm của PTK đã vươn ra thị trường quốc tế, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Ảnh: Nguyễn Huyên)

Tham gia chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2022, Công ty TNHH PTK 879 Việt Nam có 2 sản phẩm được tham gia nâng hạng sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao, trong đó có Mắm tép chưng thịt PTK.

Hiện nay, PTK đầu tư, xây dựng rất quy mô, bài bản có tầm nhìn thế giới, họ còn mong muốn sẽ sản xuất Mắm tép chưng thịt PTK tại Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, và xa hơn nữa sẽ nhượng quyền công thức kinh doanh ở nhiều quốc gia khác.
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản