Thứ ba 24/12/2024 07:45

Bắc Ninh phát huy kết quả từ Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động

Tại cuộc họp tổng kết Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2019 vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng - Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương – đánh giá, Tháng ATVSLĐ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động. Trong khối các địa phương, tính đến ngày 9/8/2019, Ban chỉ đạo đã nhận được báo cáo của 54 địa phương, trong đó, nhiều địa phương đạt kết quả đánh ghi nhận, điển hình như tỉnh Bắc Ninh.

Nhiều hoạt động thiết thực

Theo lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bắc Ninh, hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019 do Trung ương phát động từ ngày 01 đến 31/5/2019 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bắc Ninh đã chủ động tham mưu, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn tích cực triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.

Là tỉnh công nghiệp phát triển với nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề,… thu hút nhiều lao động làm việc, do đó, công tác ATVSLĐ được các cấp, ngành địa phương tỉnh Bắc Ninh xác định là nhiệm vụ trọng tâm (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, sau khi xây dựng kế hoạch và phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2019, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức buổi mít tinh hưởng ứng tại Công ty TNHH Canon Việt Nam tại KCN Tiên Sơn với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, một số sở, ngành, địa phương, đại diện nhiều doanh nghiệp và đông đảo người lao động.

Tại buổi mít tinh, các đại biểu tham dự được cung cấp nhiều thông tin về tình hình thực hiện ATVSLĐ trên địa bàn; tổ chức diễu hành tuyên truyền tại KCN Tiên Sơn và nhiều địa phương.

Cũng tại cuộc mít tinh này, Ban tổ chức đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH và của Chủ tịch UBND tỉnh, Giấy khen của Cục trưởng Cục An toàn lao động cho 5 tập thể, 2 cá nhân thực hiện tốt công tác ATVSLĐ năm 2018. Đây là những tập thể, cá nhân điển hình trong công tác ATVSLĐ, là những tác nhân góp phần đấy mạnh phong trào hành động ATVSLĐ vì lợi quyền của người lao động, vì lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp.

Đặc biệt, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức đã tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, ngành, cơ quan, doanh nghiệp và người lao động toàn tỉnh trong thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Các hoạt động nói trên đã giúp toàn xã hội nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí, tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ từ đó có những hành động thiết thực, cụ thể.

Đây cũng là dịp để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện chính sách lao động trên địa bàn đồng thời giúp các cơ quan, doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng ATVSLĐ từ đó điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm an toàn, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Cũng trong Tháng hành động, Sở LĐ-TB-XH tỉnh đã tổ chức thăm hỏi 19 nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động với tổng số tiền 24,9 triệu đồng. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH kiểm tra liên ngành về công tác ATVSLĐ-PCCN tại 14 doanh nghiệp, qua đó trực tiếp phát hiện nhiều lỗi vi phạm, nhắc nhở yêu cầu phía doanh nghiệp khắc phục hoặc đề nghị Thanh tra Sở LĐ-TB-XH xử phạt hành chính để tạo sức răn đe.

Nhiều cơ quan, doanh nghiệp cũng chủ động tổ chức huấn luyện ATVSLĐ, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; kiểm tra, bảo dưỡng, bảo đảm các máy móc, thiết bị được sử dụng, vận hành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; thăm hỏi, tặng quà gia đình người lao động bị tai nạn gặp khó khăn…

Phát huy kết quả, đẩy mạnh công tác đảm bảo ATVSLĐ

Là tỉnh công nghiệp phát triển với nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề,… thu hút nhiều người lao động làm việc. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giảm thiểu tác động tiêu cực do tai nạn lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường,… công tác ATVSLĐ đã, đang và tiếp tục được các cấp, ngành địa phương tỉnh Bắc Ninh quan tâm đúng mức.

Cụ thể, bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động, như: Luật ATVSLĐ, các chủ trương, chính sách của Trung ương,… tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2020 và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện tốt quy định về ATVSLĐ. Các ngành hữu quan, cơ quan, doanh nghiệp cũng chủ động triển khai nhiều giải pháp tích cực bảo đảm ATVSLĐ, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở LĐ-TB- XH tỉnh Bắc Ninh, thực tế vẫn tồn tại khá nhiều bất cập trong thực hiện ATVSLĐ, như: Hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ nhiều nơi chưa cao, nhất là tuyến huyện, xã; triển khai công tác ATVSLĐ tại các làng nghề hiệu quả chưa rõ rệt. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh và tổ chức công đoàn cơ sở chưa quan tâm đúng mức, chưa bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác ATVSLĐ, có đơn vị thực hiện không nghiêm việc kiểm định, khai báo máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Một bộ phận người lao động ý thức chấp hành quy định về ATVSLĐ chưa cao, chủ quan, vi phạm quy trình, quy định kỹ thuật an toàn... Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra về pháp luật lao động còn ít, mỗi năm chỉ kiểm tra được 3% tổng số doanh nghiệp.

Do đó, để phát huy những kết quả đạt được trong Tháng hành động VSATLĐ năm 2019, hướng đến Tháng hành động VSATLĐ năm 2019 với mục tieu bảo đảm ATVSLĐ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động… trong thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó tiếp tục triển khai các mô hình an toàn lao động được xây dựng tại các làng nghề; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám chữ bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Sở LĐ-TB-XH tỉnh cũng sẽ phối hợp với Trung tâm huấn luyện an toàn lao động, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động - Môi trường và Giám định y khoa tỉnh tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho các chủ sử dụng lao động và người lao động trong toàn tỉnh.

Đặc biệt, để các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về lao động, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh, kiểm tra đột xuất tại các tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, Sở cũng sẽ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chính sách, văn bản quy định chặt chẽ về chế độ cho người lao động, công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động..., nhất là chế độ hỗ trợ thai sản cho lao động nữ đối với doanh nghiệp khi vào đầu tư tại tỉnh, để người lao động yên tâm gắn bó cùng các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.

Song song đó là việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ, đặc biệt là trong các khu vực làng nghề, những cơ sở hoạt động trong lĩnh vực đặc thù với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Sở LĐTB&XH cùng các Sở, ngành Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiếp tục tổ chức thành tra, kiểm tra liên ngành việc đánh giá việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động và an toàn phòng cháy chữa cháy tại 19 doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong các KCN nhằm tạo chuyển biến căn bản về ý thức chấp hành pháp luật về lao động, đảm bảo đồng thời hai mục tiêu bảo vệ quyền lợi người lao động và đảm bảo an toàn sản xuất, kinh doanh.
Hoàng Châu
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Nhiều vụ trộm cắp thiết bị điện sau Tết

Đẩy mạnh huấn luyện an toàn lao động để giảm tai nạn

Xây dựng khu công nghiệp sinh thái: Giải pháp phát triển công nghiệp bền vững

Tập huấn an toàn hóa chất đối với Clo và các hóa chất có gốc Clo

Bắc Kạn: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động

An toàn lao động tại Thanh Hóa: Phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu

Công ty Vận chuyển khí Đông Nam Bộ: An toàn lao động bám sát nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Vai trò của an toàn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội

An toàn lao động trong các làng nghề: Nhiều trăn trở

Bắc Ninh: Chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động

Chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động: Thúc đẩy các giải pháp đảm bảo an toàn

Diễn tập sẵn sàng ứng phó sự cố hóa chất trên đường vận chuyển

Doanh nghiệp Quảng Ninh: Chủ động kiểm soát yếu tố nguy hiểm trong sản xuất

Giảm thiểu tai nạn lao động: Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng

Nam Định: An toàn lao động trong doanh nghiệp có chuyển biến

Ngành nông nghiệp: Nguy cơ tai nạn lao động không nhỏ

An toàn lao động trong xây dựng: Nỗ lực từ các bên

An toàn lao động để phát triển bền vững

Lao động ngành Công Thương: Thiết thực hành động, đảm bảo an toàn

Nhiễm độc thiếc: Lời cảnh tỉnh an toàn sức khỏe cho người lao động