Thứ tư 04/12/2024 16:01

Bắc Kạn: Làm giàu bền vững từ nông sản đặc trưng

Những năm gần đây, sản phẩm quýt Bắc Kạn ngày càng được ưa chuộng, trở thành sản phẩm hàng hóa nông sản đặc trưng, giúp người dân giảm nghèo, làm giàu bền vững.

Bắc Kạn có sản phẩm quýt thơm ngon, mang nguồn gen quý, có tiếng lâu nay được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng. Quýt vốn là cây ăn quả đã được người dân trên địa bàn tỉnh trồng từ nhiều năm nay, đến đầu những năm 1980, người dân đã phát triển thành các vùng chuyên canh. Vì vậy, cây quýt không chỉ ở vùng sâu mà còn mở rộng dần ra những xã lân cận và bám theo đường tỉnh lộ 256 từ Bắc Kạn đi huyện Chợ Đồn, tạo nên vườn xanh trù phú và no ấm cho người dân.

Bắc Kạn chủ động xúc tiến thương mại cho sản phẩm quýt

Hàng năm, từ tháng 10 âm lịch đến Tết là thời gian những vườn quýt ở Bắc Kạn luôn nhộn nhịp thương lái từ các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội tìm đến thu mua. Đây được cho là thời điểm mà quýt đạt được hết các tính chất đặc trưng với hình thức đẹp vàng, bóng, mọng nước. Vỏ quýt Bắc Kạn có màu vàng tươi, hạt nhỏ, dư bán hòa tan, đặc biệt là mùi thơm hấp dẫn khác biệt so với các loại cam, quýt những nơi khác...

Huyện Bạch Thông là nơi có diện tích quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Quýt Bạch Thông được phân phối rộng rãi cho thị trường trong nước, tạo đầu ra ổn định và bền vững. Vài năm gần đây, huyện Bạch Thông đã tập trung vào các khu vực quy hoạch vùng trồng, ứng dụng các phương pháp khoa học để thúc đẩy chăn nuôi thâm canh, giải pháp canh tác, mật độ... cho cây trồng phát triển tốt hơn, lâu dài, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Từ năm 2012, quả quýt Bắc Kạn đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận sản phẩm chỉ dẫn địa lý. Việc quả quýt được chứng nhận chỉ dẫn địa lý là một cơ hội tuyệt vời cho các dân tộc thiểu số huyện Bắc Bạch Thông nói chung và đặc biệt trong sự phát triển của cây trồng đặc sản tại địa phương.

Để bảo tồn và phát triển thương hiệu quýt Bắc Kạn, tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn với nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính thực tiễn cao. Đơn cử như việc tổ chức gian hàng, khu trưng bày giới thiệu, quảng bá hai loại trái cây trên tại các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm và các sự kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của tỉnh.

Đáng chú ý, nắm bắt xu hướng phát triển của thương mại điện tử cũng như nhu cầu mua hàng online đang tăng trưởng nhanh chóng, năm 2021, Bắc Kạn đã đưa cam quýt “lên sàn”. Theo đó, Sở Công Thương Bắc Kạn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, cách thức vận hành, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thiết kế gian hàng; xây dựng và vận hành gian hàng cam, quýt Bắc Kạn trên các sàn thương mại điện tử; tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá, phân phối và tiêu thụ qua các kênh tiêu thụ. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng rà soát sản lượng cam, quýt đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tiêu thụ như: có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc VietGAP.

Để nâng cao giá trị nông sản, Bắc Kạn tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện bao bì, mẫu mã sản phẩm thông qua thiết kế và in ấn bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, tem chỉ dẫn địa lý… phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại và theo yêu cầu của nhà phân phối.
Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bản đồ nông sản số

Tin cùng chuyên mục

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tăng tốc về đích kế hoạch năm

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương tạo điều kiện khai thác tiềm năng di sản, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Kích cầu tiêu dùng, tăng tốc phát triển thương mại nội địa

Quảng Ninh đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khát vọng trở thành trung tâm logistics đầu mối Đông Nam Bộ

Quảng Ninh nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ

Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán