Thứ ba 29/04/2025 14:29

Bắc Kạn: Làm giàu bền vững từ nông sản đặc trưng

Những năm gần đây, sản phẩm quýt Bắc Kạn ngày càng được ưa chuộng, trở thành sản phẩm hàng hóa nông sản đặc trưng, giúp người dân giảm nghèo, làm giàu bền vững.

Bắc Kạn có sản phẩm quýt thơm ngon, mang nguồn gen quý, có tiếng lâu nay được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng. Quýt vốn là cây ăn quả đã được người dân trên địa bàn tỉnh trồng từ nhiều năm nay, đến đầu những năm 1980, người dân đã phát triển thành các vùng chuyên canh. Vì vậy, cây quýt không chỉ ở vùng sâu mà còn mở rộng dần ra những xã lân cận và bám theo đường tỉnh lộ 256 từ Bắc Kạn đi huyện Chợ Đồn, tạo nên vườn xanh trù phú và no ấm cho người dân.

Bắc Kạn chủ động xúc tiến thương mại cho sản phẩm quýt

Hàng năm, từ tháng 10 âm lịch đến Tết là thời gian những vườn quýt ở Bắc Kạn luôn nhộn nhịp thương lái từ các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội tìm đến thu mua. Đây được cho là thời điểm mà quýt đạt được hết các tính chất đặc trưng với hình thức đẹp vàng, bóng, mọng nước. Vỏ quýt Bắc Kạn có màu vàng tươi, hạt nhỏ, dư bán hòa tan, đặc biệt là mùi thơm hấp dẫn khác biệt so với các loại cam, quýt những nơi khác...

Huyện Bạch Thông là nơi có diện tích quýt lớn nhất tỉnh Bắc Kạn. Quýt Bạch Thông được phân phối rộng rãi cho thị trường trong nước, tạo đầu ra ổn định và bền vững. Vài năm gần đây, huyện Bạch Thông đã tập trung vào các khu vực quy hoạch vùng trồng, ứng dụng các phương pháp khoa học để thúc đẩy chăn nuôi thâm canh, giải pháp canh tác, mật độ... cho cây trồng phát triển tốt hơn, lâu dài, uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Từ năm 2012, quả quýt Bắc Kạn đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận sản phẩm chỉ dẫn địa lý. Việc quả quýt được chứng nhận chỉ dẫn địa lý là một cơ hội tuyệt vời cho các dân tộc thiểu số huyện Bắc Bạch Thông nói chung và đặc biệt trong sự phát triển của cây trồng đặc sản tại địa phương.

Để bảo tồn và phát triển thương hiệu quýt Bắc Kạn, tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn với nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính thực tiễn cao. Đơn cử như việc tổ chức gian hàng, khu trưng bày giới thiệu, quảng bá hai loại trái cây trên tại các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm và các sự kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của tỉnh.

Đáng chú ý, nắm bắt xu hướng phát triển của thương mại điện tử cũng như nhu cầu mua hàng online đang tăng trưởng nhanh chóng, năm 2021, Bắc Kạn đã đưa cam quýt “lên sàn”. Theo đó, Sở Công Thương Bắc Kạn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, cách thức vận hành, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thiết kế gian hàng; xây dựng và vận hành gian hàng cam, quýt Bắc Kạn trên các sàn thương mại điện tử; tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá, phân phối và tiêu thụ qua các kênh tiêu thụ. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn cũng rà soát sản lượng cam, quýt đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện tiêu thụ như: có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc VietGAP.

Để nâng cao giá trị nông sản, Bắc Kạn tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện bao bì, mẫu mã sản phẩm thông qua thiết kế và in ấn bao bì, tem truy xuất nguồn gốc, tem chỉ dẫn địa lý… phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại và theo yêu cầu của nhà phân phối.
Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Bản đồ nông sản số

Tin cùng chuyên mục

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây