Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Chiều nay (29/11), tại huyện Tân Uyên, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị bàn giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Tỉnh Lai Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành một số chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trụng; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... để tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân.

Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu gặp gỡ doanh nghiệp và tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thông tin tại hội nghị cho biết, năm 2024, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh Lai Châu ước đạt 226.100 tấn, trong đó diện tích lúa cả năm đạt 31.372ha, sản lượng 153.200 tấn. Diện tích cây chè 10.531ha, diện tích chè kinh doanh 8.397ha; trồng mới 520ha chè, tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt 60.300 tấn. Trồng mới 520ha cây ăn quả các loại, nâng tổng diện tích cây ăn quả lên 8.100ha, sản lượng ước đạt 52.100 tấn; diện tích cây dược liệu 11.303ha, trong đó diện tích cây sâm Lai Châu khoảng 100ha, trên 6.600ha thảo quả, 2.500ha cây sa nhân. Diện tích cây mắc-ca 7.421ha, sản lượng ước đạt 3.430 tấn; cây rau 2.800ha, sản lượng 21.587 tấn...

Trong giai đoạn 2021-2024, ngân sách tỉnh Lai Châu đã bố trí trên 953 tỷ đồng thực hiện các đề án: Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển rừng bền vững, phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp về: Liên kết hình thành vùng, sản phẩm chủ lực có quy mô đủ lớn, đảm bảo chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; hình thức liên kết hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên kết; quản lý chất lượng vùng nguyên liệu (trồng, quản lý chăm sóc, thâm canh; quản lý thu hoạch, chế biến…); giải pháp phân định vùng nguyên liệu; đề xuất xác định sản phẩm, phối hợp hình thành liên kết vùng sản xuất giữa các huyện nhằm tạo sản phẩm có quy mô lớn, chất lượng gắn chế biến; các giải pháp về cơ chế, chính sách sản xuất nông lâm nghiệp hàng hóa trong giai đoạn tới theo hướng liên kết, hữu cơ, an toàn...

Phát biểu chỉ đạo, ông Lê Văn Lương –hủ tịch UBND tỉnh Lai Châu đề nghị các sở, ngành, các huyện, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới: Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, tỉnh về phát triển nông nghiệp hang hóa tập trung. Có quy chế quản lý vùng nguyên liệu và sự hướng dẫn của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn thực hiện liên kết đảm bảo yếu tố thực hiện và quy định của pháp luật. Vận động tuyên truyền phổ biến đến người dân; xây dựng các quy ước, hương ước. Phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với việc liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đối với doanh nghiệp cần tính toán để liên kết chặt chẽ hơn với người dân, chú ý về kỹ thuật, cách quản trị thông qua “kênh” bí thư chi bộ, trưởng bản, các đoàn thể ở các địa phương. Tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm tìm kiếm đối tác, xuất khẩu sản phẩm...

Lai Châu: Tìm giải pháp liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Các doanh nghiệp gặp gỡ, cam kết hợp tác phát triển và chế biến sản phẩm nông nghiệp tại hội nghị

Nhân dịp này, các huyện của Lai Châu có thế mạnh phát triển vùng sản xuất hàng hóa và cây ăn qua đã ký kết biên bản thống nhất phối hợp thực hiện liên kết vùng, tạo sản phẩm chủ lực của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với cây mít, mía, dứa; sản xuất, nâng cao chất lượng vùng chè. Đồng thời ký biên bản ghi nhớ với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên để phát triển vùng trồng dứa với quy mô khoảng 1.000ha; Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Khánh Thìn đầu tư trồng và phát triển cây mít ruột đỏ với quy mô khoảng 800ha; Công ty TNHH thương mại tỉnh Lai Châu phát triển cây mía với quy mô khoảng 7.000ha.

Tại hội nghị, Công ty Cổ phần Bio Farm Việt Nam cũng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Chè Tam Đường và Công ty TNHH Xây dựng Tuyền Phương đầu tư sản xuất chè an toàn, nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch quảng bá sản phẩm...

Minh Thư - Phương Ly
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lai Châu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Hải Dương: Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 46,7% so với dự toán

Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hải Dương ước đạt 28.813 tỷ đồng, tăng 46,7% so với dự toán, trong đó thu xuất nhập khẩu đạt 4.092 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh: Tập trung đầu tư chất lượng cao, tăng sức hút cho khu công nghiệp

Quảng Ninh không ngừng khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, đặc biệt là vào các khu công nghiệp.
Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ

Quảng Ninh quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ 'thẻ vàng' IUU

Quảng Ninh quyết liệt triển khai giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA giúp doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu tận dụng được cơ hội và tránh rủi ro.
Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến với định hướng phát triển Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Với lợi thế sở hữu nhiều vịnh đẹp như Hạ Long và Bái Tử Long, Quảng Ninh đã và đang khẳng định vị thế là một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn nhất Việt Nam
Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

Thành phố Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh), nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất, khai thác than lớn đã và đang chú trọng trong công tác bảo vệ môi trường xanh.
An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng

Ngày 26/11/2024, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Với 357 dự án, tổng vốn đầu tư gần 5,98 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động