Thứ ba 31/12/2024 03:10

Bắc Giang: Kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang các thị trường khó tính

Với việc chú trọng sản xuất nông sản chất lượng vượt trội là cơ hội để nông sản nói chung và vải thiều Bắc Giang nói riêng tiếp cận được thị trường khó tính.

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ... gốc

Chia sẻ về tình hình tiêu thụ nông sản nói chung và vải thiều nói riêng hiện nay trên địa bàn, ông Trần Quang Tấn – Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, về sản xuất vải thiều: Từ cuối năm 2023 đến nay, thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho cây vải đến kỳ ra hoa; dẫn tới sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang năm nay giảm so với năm trước.

Dự báo sản lượng vải toàn tỉnh năm 2024 khoảng gần 100.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 20/5, kết thúc cuối tháng 7/2024. Năm nay, giá bán vải thiều dao động từ 25-70 ngàn đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Hiền ở Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ, gia đình bà dự kiến sản lượng vải thiều năm nay giảm 30%, nhưng thực tế khi thu hoạch lại giảm đến 60%. Mất mùa nghiêm trọng khiến giá vải thiều cuối vụ tăng vọt. Nửa tấn vải cuối cùng gia đình bà bán được với giá 80.000 đồng một kg – mức cao nhất từ khi trồng vải đến nay.

Bắc Giang hiện đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu với diện tích gần 17.200 ha

Để thúc đẩy đầu ra cho vải thiều, theo Giám đốc Sở Công Thương, ngay từ đầu năm, được sự hỗ trợ của các cục, vụ của Bộ Công Thương, tham tán kinh tế, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan chức năng tỉnh, thành phố bạn: Tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh việc trao đổi, thúc đẩy hợp tác với chính quyền, cơ quan chức năng, doanh nghiệp của các nước, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…;

Đồng thời, thường xuyên liên hệ, trao đổi với các chợ đầu mối, hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị lớn trong nước để kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều; chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều…

Đặc biệt, vừa qua, tại “Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023”; đầu tháng 5 vừa qua, nhờ sự hỗ trợ của Bộ Công Thương đã giúp tỉnh Bắc Giang tổ chức giao thương kết nối rất thành công với thị trường Trung Quốc (vải thiều sớm tỉnh Bắc Giang đang tiêu thụ rất thuận lợi tại thị trường này).

Không chỉ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngân hàng cũng chung tay để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong tỉnh chuẩn bị hơn 2 nghìn tỷ đồng cho khách hàng vay để chế biến, tiêu thụ vải thiều.

Theo đó, ngay từ đầu vụ, các chi nhánh ngân hàng thương mại trong tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch cân đối, ưu tiên nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tiếp cận vay vốn thuận lợi nhất.

Một số ngân hàng chuẩn bị số vốn lớn như: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Bắc Giang II khoảng 600 tỷ đồng; Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Giang 500 tỷ đồng; Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Giang khoảng 400 tỷ đồng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh 80 tỷ đồng.

Thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ vải thiều qua thương mại điện tử

"Để nâng cao chất lượng vải xuất khẩu, Bắc Giang luôn nhất quán chỉ đạo xuyên suốt từ tỉnh tới cơ sở, là sản xuất các sản phẩm nông sản có chất lượng vượt trội, đặc trưng riêng có, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo truy suất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng"- Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang nhấn mạnh.

Theo đó, tỉnh Bắc Giang hiện đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu với diện tích gần 17.200 ha và 40 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu.

Bên cạnh những thuận lợi, hiện Bắc Giang vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiêu thụ nông sản. Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Quang Tấn cho hay, một trong những "điểm nghẽn" Bắc Giang cần được tháo gỡ là việc ùn tắc cục bộ tại hai cửa khẩu (Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn và Kim Thành, tỉnh Lào Cai)… ; Tiếp tục triển khai các bước để thực hiện chiếu xạ vải thiều xuất khẩu sang Hoa kỳ được thực hiện tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội; Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Bắc Giang kết nối, tiếp cận, đàm phán, ký kết hợp tác để xuất khẩu vải thiều của sang các thị trường quốc tế…

Theo đó, Bắc Giang mong muốn được Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của các nước tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu vải thiều; giúp đỡ thúc đẩy việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Đồng thời tiếp tục hỗ trợ mời gọi các kênh phân phối, các Tập đoàn bán lẻ của các nước đến tìm hiểu, hợp tác, thu mua tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang.

Dự báo sản lượng vải toàn tỉnh năm 2024 khoảng gần 100.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 20/5, kết thúc cuối tháng 7/2024

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội doanh nghiệp/ngành hàng, các doanh nghiệp, Hợp tác xã các tỉnh, thành phố trong nước: Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Bắc Giang trong thực hiện liên kết vùng, kết nối giao thương, ký kết hợp đồng tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ vải thiều; cung cấp thông tin thị trường; giới thiệu các doanh nghiệp, thương nhân đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, thu mua, tiêu thụ vải thiều trong mùa vụ 2024.

"Chúng tôi rất mong nhận được thông tin, phản hồi của các tỉnh, thành phố về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều để Bắc Giang kịp thời có giải pháp điều chỉnh, khắc phục" - ông Trần Quang Tấn nói.

Đồng thời, ông Tấn đề nghị các cơ quan truyền thông, báo chí, tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong công tác quảng bá, thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng trong và ngoài nước về sản phẩm Vải thiều - đặc sản của tỉnh Bắc Giang, nổi tiếng khắp thế giới về chất lượng, hương vị đặc trưng, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn và bổ dưỡng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!