Thứ ba 24/12/2024 08:21

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) trong năm 2024 được giao và thực hiện 147 công trình đầu tư công, với tổng vốn khoảng 2.600 tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân của TP. Vũng Tàu chỉ đạt 49,30% kế hoạch được giao, trong đó vốn tỉnh chỉ đạt 38%. Sau nhiều nỗ lực, quyết tâm, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã tăng lên trên 58%, trong đó, vốn tỉnh đạt 51%.

Ông Đoàn Hải Linh, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng TP. Vũng Tàu thông tin, đơn vị đã có kế hoạch cụ thể để giải ngân hết số vốn đã phân bổ trong năm. Hiện các công trình như đường Hàng Điều, đường A3, đường Cầu Cháy, đường Bình Giã… đang tồn đọng số vốn khá lớn. Các đơn vị thi công cũng đang tăng tốc để nỗ lực hết tháng 12 tới đảm bảo giải ngân kịp kế hoạch đề ra.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Đối với nhóm dự án bồi thường giải phóng mặt bằng TP. Vũng Tàu được phân bổ khoảng 350 tỷ đồng, hiện một số dự án thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt giá bồi thường, để bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ then chốt quyết định đến tỷ lệ giải ngân vốn cũng như tạo mặt bằng sạch để thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, nhất là các dự án trọng điểm của tỉnh và của thành phố.

Huyện Châu Đức là một trong những địa phương nằm trong top đầu về tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm nay, huyện được giao làm chủ đầu tư 14 dự án từ ngân sách tỉnh và 203 dự án ngân sách huyện với tổng vốn 1.025 tỷ đồng. Đến hết tháng 10, Châu Đức đã giải ngân đạt 76,7% kế hoạch (ngân sách tỉnh đạt 92,6%) và dự kiến sẽ hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tối thiểu từ 98% trở lên.

Theo ông Nguyễn Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức, đạt được kết quả trên là nhờ địa phương chủ động rút kinh nghiệm từ các năm trước. Đó là giải ngân vốn thường dồn vào cuối năm dễ dẫn đến tình trạng bị động. Do đó, năm nay, Châu Đức chủ động xây dựng phương án giải ngân theo từng giai đoạn, từng quý ngay từ đầu năm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến hết tháng 10/2024 đạt hơn 11.760 tỷ đồng, tương ứng 56,35% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023.

Dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân có tổng vốn đầu tư công 1.094 tỉ đồng vừa khởi công đang được đẩy nhanh tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành trong 180 ngày. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Lý giải về điều này, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh cho biết, vừa qua Luật Đất đai 2024 khi triển khai cụ thể đã có một loạt các văn bản phải ban hành, các văn bản đó có liên quan đến một số thủ tục, vừa rồi Bộ Tài nguyên và Môi trường có cử cán bộ vào hướng dẫn cụ thể.

“Chúng tôi chỉ vướng thủ tục chứ không vướng giải phóng mặt bằng. Đối với Bà Rịa – Vũng Tàu, 3 năm gần đây, giải phóng mặt bằng không còn là khó khăn trong việc giải ngân vốn đầu tư công. Tổng giải ngân đầu tư công của tỉnh đạt sấp xỉ 60%, chúng tôi cam kết từ nay đến cuối năm đạt kế hoạch đề ra”, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu nói.

Để thúc đẩy công việc này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh. Đối với các dự án khởi công mới, chủ đầu tư hoàn thành các thủ tục để tổ chức đấu thầu và khởi công 10 dự án còn lại thuộc danh mục khởi công mới năm 2024.

Đối với các dự án ở danh mục bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án và các thủ tục pháp lý trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong tháng 11/2024. Cấp ủy và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, khẩn trương thực hiện thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn (không phân biệt chủ đầu tư) để đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án.

Dự kiến khởi công 10 dự án

Trong tháng 11/2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến khởi công 7 dự án gồm: Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ QL56 đến Vũng Vằn); đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT 994); hệ thống thu gom và xử lý nước thải thị trấn Phước Hải; chung cư tái định cư tại Khu tái định cư phường Thắng Nhất; tuyến thoát nước chính dọc Quốc lộ 51 (đoạn từ đường 46 đến đường Phước Hoà - Cái Mép); đầu tư bổ sung thiết bị tiền kỳ, hậu kỳ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình mở rộng (giai đoạn 2); mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105 ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha).

Riêng 2 dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư khoảng 11.900 tỉ đồng nay đã hoàn thành thủ tục giải phóng mặt bằng, được dự kiến khởi công vào ngày 29/11/2024.

Còn 3 dự án đang hoàn chỉnh thủ tục đầu tư để thực hiện đấu thầu, dự kiến khởi công trong tháng 12/2024 gồm: Công trình bảo vệ bờ biển Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc); trang thiết bị y tế cho các dự án Trung tâm Y tế huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao - Phổi; nâng cấp mở rộng đường Hội Bài - Phước Tân (ĐT 992 - đoạn từ QL51 đến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu).

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Giải phóng mặt bằng

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển