Thứ hai 18/11/2024 11:14
Lâm Đồng:

Bà con dân tộc liên kết trồng atisô

Thời gian qua, bà con dân tộc thiểu số ở xã Đạ Sar, Đa Nhim (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã thoát nghèo nhờ trồng atisô bán cho Công ty Cổ phần Dược liệu Ladophar.

Hiện tại, trên địa bàn xã Đạ Sar có 25 hộ dân đã chuyển đổi trồng atisô với diện tích 5 héc-ta, trong đó có 11 hộ tham gia liên kết với công ty Cổ phần Dược liệu Ladophar. Các hộ gia đình đã thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng cà phê già cỗi, dịch bệnh sang trồng atisô. Sau 4 tháng, cây bắt đầu cho thu hoạch lá và được công ty bao tiêu thu mua toàn bộ. Hàng tuần, nhóm nhân viên kỹ thuật của Ladophar đều sát cánh cùng bà con kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn chăm sóc cây. Đồng thời, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch. Giá được điều chỉnh theo giá thị trường, thanh toán sòng phẳng nên bà con yên tâm trồng trọt.

Trồng atisô giúp bà con tăng thu nhập

Hiện nay, để đảm bảo nguồn giống sạch bệnh và nâng cao hàm lượng dược chất của atisô, Ladophar đang triển khai thử nghiệm chuyển đổi từ giống cấy mô đã thoái hóa sang loại gieo hạt. Theo đó, năm 2018, công ty đã nghiên cứu, thử nghiệm giống atisô trồng từ hạt để thay thế cho giống cây truyền thống hiện nay. Bà con nhận giống cây atisô chất lượng được Nhà nước hỗ trợ 70% giá trị cây giống, còn lại người dân tự đối ứng. Nhiều hộ gia đình sau khi tham gia dự án đã có thu nhập cao để cải thiện cuộc sống. Nhằm phát triển diện tích trồng atisô, huyện Lạc Dương khuyến khích các công ty liên kết với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thành lập tổ hợp tác, tạo việc làm cho các hộ này khi tham gia trồng dược liệu. Đó cũng là lý do khi Ladophar đã ký kết hợp tác với hai xã Đạ Sar và Đa Nhim để hình thành vùng nguyên liệu với diện tích 20 héc-ta.

Mai Hoa
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống