Thứ sáu 11/04/2025 04:54

Australia tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam

Trong 2 tháng đầu năm 2021, Australia tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường, trong đó Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Australia, đạt 39,15 triệu USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt trung bình gần 1,5 tỷ USD mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 2,2%/năm.

Sản xuất đồ nội thất bằng gỗ tại Pisico

Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia vẫn tăng, đạt 1,56 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2019. Tính đến tháng 2/2021, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia đạt 155,5 triệu USD, tăng 90,7% so với tháng 2/2020. Tính chung, 2 tháng đầu năm 2021, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia đạt 320,5 triệu USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ là 3 mặt hàng chính Australia nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng nhập khẩu 3 mặt hàng này chiếm 92,9% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia. Trong đó, mặt hàng ghế khung gỗ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, tiếp theo là đồ nội thất phòng ngủ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Đáng chú ý, trị giá nhập khẩu đồ nội thất nhà bếp của Australia giảm trong 2 tháng đầu năm 2021, đây là mặt hàng duy nhất trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Australia nhập khẩu có trị giá giảm.

Những tháng đầu năm 2021, trong khi nhiều nước đang phải đối phó với dịch bệnh bùng phát trở lại thì tình hình dịch bệnh ở Australia tương đối ổn định, vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại Australia tăng.

Thị trường xây dựng tại Australia đang bùng nổ kéo theo nhu cầu về đồ nội thất và các sản phẩm gỗ tăng mạnh tại thị trường này. Theo Thương vụ Việt Nam tại Australia, hiện nay, thị trường xây dựng và vật liệu xây dựng Australia đang tăng mạnh, trong đó tổng đơn vị nhà ở được điều chỉnh theo mùa đạt 51.055 căn, tăng 18,6%; các dự án xây dựng nhà ở tư nhân mới khởi công đạt 33.761 căn nhà, tăng 26,6%; các dự án nhà ở khác của khu vực tư nhân đạt 16.049 công trình, tăng 4,1%; tổng giá trị các công trình đã hoàn thành đạt 29,4 tỷ AUD, tăng 0,1%.

Trong 2 tháng đầu năm 2021, Australia tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường, trong đó Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Australia, đạt 39,15 triệu USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 12,2% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Australia, tăng 1,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu vẫn thấp, trong khi nhu cầu thị trường lớn là cơ hội để các doanh nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Australia trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ