Thứ sáu 27/12/2024 07:36

ASEAN đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ngày 14/01, ASEAN đã khởi động năm mới 2019 với Phiên họp đặc biệt về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR), được tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) với hơn 900 người tham dự. Phiên họp đặc biệt này do Bộ Thương mại Thái Lan phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức bên lề Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban Toàn thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hội nghị Quan chức cao cấp kinh tế ASEAN (SEOM 1/50).

Phiên họp đặc biệt về 4.0 đã cung cấp một nền tảng để ASEAN đưa ra các phản ứng chiến lược và phối hợp nhằm giải quyết các thách thức, nắm bắt cơ hội từ cách mạng công nghiệp. Từ đó sẽ được ASEAN cân nhắc đưa ra chương trình nghị sự 4.0 cũng như các sáng kiến và công việc tiếp theo không chỉ hạn chế trong Khuôn khổ Hội nhập kỹ thuật số ASEAN.

Các diễn giả tham dự Phiên họp đặc biệt về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư được tổ chức ngày 14/01 tại Băng Cốc, Thái Lan, bên lề Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban Toàn thể AEC

Trong bài phát biểu chào mừng, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nhấn mạnh rằng các công nghệ mới đang hạ thấp các rào cản, kết nối tốt hơn và theo những cách thức mới và khác nhau; cách mạng hóa tính chất của các mối quan hệ xuyên biên giới và các tương tác kinh tế trên toàn ASEAN. Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Sontirat Sotijirawong đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó ông nhấn mạnh rằng nền kinh tế và xã hội trong tương lai sẽ phải dựa vào sự sáng tạo, đổi mới và kết nối giữa công nghệ và hệ thống sản xuất để tạo ra khả năng cạnh tranh và tăng năng suất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được thúc đẩy bởi các công nghệ tiên tiến mới, đã mang lại những thay đổi chưa từng có, nhanh chóng, biến đổi và không thể đảo ngược đối với cách chúng ta sản xuất, làm việc, sinh sống và tương tác.

Trong khi mang lại một loạt các thách thức, sự tiến bộ của công nghệ cũng mang lại những cơ hội lớn hơn. McKinsey ước tính rằng các công nghệ đột phá có thể dẫn đến tăng năng suất từ 216 tỷ USD lên 627 tỷ USD cho ASEAN. Tương tự, một nghiên cứu gần đây của Google và Temasek cho rằng nền kinh tế internet được thiết lập để tạo ra 1,7 triệu việc làm toàn thời gian ở Đông Nam Á vào năm 2025, gấp ba lần so với năm 2018. ASEAN đã thực hiện các bước quan trọng trong việc nắm bắt cách mạng 4.0. Việc ASEAN cần chuẩn bị và tối đa hóa các cơ hội từ 4.0 đã được các nhà lãnh đạo công nhận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 hồi tháng 4 năm 2017.

Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 vào tháng 9 năm 2017, các Bộ trưởng đã đồng ý với khuyến nghị của Nhóm Đặc trách cấp cao về hội nhập kinh tế ASEAN giao cho Ban thư ký ASEAN thực hiện một nghiên cứu để đánh giá sự sẵn sàng của ASEAN và các quốc gia thành viên ASEAN khi đối mặt với cách mạng 4.0. Bản Đánh giá hoàn thiện đã được trình bày tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 50 vào tháng 9 năm 2017. Báo cáo Đánh giá cũng đã được phổ biến đến các cơ quan chuyên ngành thuộc ba trụ cột cộng đồng để lấy ý kiến phản hồi, và các bước tiếp theo được thảo luận thêm tại Phiên họp đặc biệt bên lề của Phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban toàn thể AEC. Các kết quả của Phiên họp đặc biệt được báo cáo cho Hội nghị tham vấn chung ASEAN, do tính chất xuyên suốt của 4.0. Sau đó, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 17 và Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 cũng lưu ý đề xuất về một chương trình và/ hoặc kế hoạch hoạt động của ASEAN về 4.0 sẽ được triển khai.

Với ý nghĩa đó, phiên họp đặc biệt về 4.0 hướng tới các mục tiêu cụ thể: (i) cập nhật tới các bên liên quan về sự phát triển gần đây của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong khu vực; (ii) tạo một nền tảng đối thoại cho các bên trong ASEAN về cách mạng 4.0; và (iii) tạo thuận lợi cho các thảo luận nội bộ hơn nữa về các bước tiếp theo để ASEAN chuẩn bị cho 4.0 bao gồm cả việc xem xét các nội dung kinh tế ưu tiên của Thái Lan trong năm Chủ tịch ASEAN 2019.

V.D

Tin cùng chuyên mục

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới