Thứ sáu 22/11/2024 18:37

96,5% tiền từ chuyển nhượng tín chỉ carbon sẽ phân bổ hết về cho các địa phương

Chiều 1/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Họp báo thường kỳ, thông tin cho biết, 3 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8%

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, 3 tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin tại buổi họp báo

Cụ thể, về tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản, quý I/2024 ước đạt 2,9 - 3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, trồng trọt tăng 2,02%; chăn nuôi tăng 4,34%, thủy sản tăng 3,46%; lâm nghiệp tăng 4,11%.

Về xuất khẩu nông lâm thủy sản, 3 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.

Đóng góp vào kết quả này có nông sản 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; lâm sản 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; thủy sản 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; chăn nuôi 113 triệu USD, tăng 4,8%; đầu vào sản xuất 481 triệu USD, tăng 8,3%.

Giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường châu Á đạt 6,27 tỷ USD (tăng 16,6%); châu Mỹ 2,96 tỷ USD (tăng 27,2%); châu Âu 1,85 tỷ USD (tăng 34,8%); châu Đại Dương 188 triệu USD (tăng 22,9%) và châu Phi 192 triệu USD (tăng 21,6%). Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất; giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 18,3%; Hoa Kỳ chiếm 19,9%, tăng 28,3% và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.

96,5% tiền từ chuyển nhượng tín chỉ carbon sẽ phân bổ hết về cho các địa phương

Tại cuộc họp báo, các vấn đề về sầu riêng bị cảnh báo tại thị trường Trung Quốc; chia sẻ lợi ích từ việc chuyển nhượng thị trường tín chỉ carbon;… được các phóng viên báo chí quan tâm đặt câu hỏi.

Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - thông tin, thỏa thuận chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (ERPA) vùng Bắc Trung bộ được ký vào ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới (WB) với tư cách là bên được ủy thác của Quỹ Đối tác Carbon Lâm nghiệp (FCPF) nhằm chuyển nhượng lượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung bộ giai đoạn 2018-2024, với đơn giá 5 USD/tấn CO2 tương đương 51,5 triệu USD; khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).

Đến thời điểm hiện nay, phía Việt Nam hoàn thành chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho WB và đã tiếp nhận 51,5 triệu USD. Hiện nay, đã phân bổ 80% kinh phí cho 6 tỉnh Bắc Trung bộ, trong 1 - 2 tháng tới, sau khi có kết quả cuối cùng, sẽ phân bổ hết kinh phí còn lại cho các địa phương.

Về phân bổ lợi ích, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhược kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ, trong đó, quy định rất rõ đối với Quỹ Trung ương - nơi tiếp nhận, quản lý và điều phối nguồn kinh phí này chỉ được giữ lại 0,5% cho việc điều phối hoạt đông chung; 3% để thực hiện các hoạt động đo, đếm, giám sát, báo cáo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; còn lại 96,5% sẽ phân bổ hết về cho các địa phương, trên cơ sở diện tích rừng và trên cơ sở các hộ nhận giao khoán rừng sẽ tiếp tục phân bổ xuống cộng đồng, người dân địa phương nhận giao khoán, bảo vệ rừng. Thỏa thuận này chỉ áp dụng cho rừng tự nhiên.

Hiện nay, trên cơ sở kinh phí, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch phân bổ lợi ích, tổ chức tập huấn triển khai để phân bổ cho các địa phương có rừng được hưởng lợi từ nguồn kinh phí này, đối tượng hướng tới chính của việc này là cộng động những người yếu thế mà cụ thể ở đây là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và người dân có rừng.

Cũng theo ông Trần Quang Bảo, việc ký thỏa thuận này được thực hiện trong 3 giai đoạn 2018 - 2019; 2020 - 2022; 2023 - 2024. Tuy nhiên, theo Báo cáo kết quả giảm phát thải kỳ 1 (giai đoạn 2018 - 2019) đã được WB xác nhận, kết quả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ đạt 16,21 triệu tấn CO2. Do đó, ngoài việc hoàn thành trước thời hạn 10,3 triệu tấn thì hiện nay còn dư ra 5,91 triệu tấn. WB đã đồng ý mua bổ sung 1 triệu tấn CO2 theo quy chế như cũ.

Về việc xác nhận lượng tín chỉ carbon giai đoạn 2 (2020 - 2022); giai đoạn 3 (2023 - 2024), WB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đo đếm để xác định lượng phát thải, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm các đối tác có nhu cầu tiếp nhận để tiến hành đàm phán chuyển nhượng, đảm bảo quyền lợi của quốc gia và huy động nguồn lực bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng Bắc Trung bộ và đem lại nguồn lợi cho bà con trồng rừng.

“Ngoài 1 triệu tấn tín chỉ CO2 mà WB đồng ý mua theo quy chế cũ, lượng tín chỉ còn dư 4,91 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định”, ông Trần Quang Bảo thông tin.

Điều chỉnh biện pháp canh tác sầu riêng để giảm hấp thụ cadimi

Liên quan đến sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị cảnh báo, ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - thông tin, số sầu riêng bị phát bị nhiễm chất cadimi có thể xuất phát từ khâu trồng trọt bởi cadima là chất thường có trong phân bón hóa học và tồn tại trong thành phần của phân bón chứa lân, Cu và Zn hoặc có sẵn trong thành phần của khoáng chất hoặc được đưa thêm vào như một nguồn vi dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi.

Ngoài ra, trong quá trình sơ chế, làm sạch sau thu hoạch có thể doanh nghiệp dùng nước rửa nhiễm cadimi hoặc sử dụng hóa chất có cadimi. Hiện Cục đề nghị các địa phương vào cuộc xác định nguyên nhân cụ thể, chất này nằm trong phân bón, hoặc thuốc bảo vệ thực vật loại gì để giảm ngay việc sử dụng.

“30 lô hàng sầu riêng bị phát hiện không phải là phía Trung Quốc phát hiện cùng 1 lúc và thông báo ngay mà đây là số liệu tổng hợp được Trung Quốc thông báo lại kể từ khi Việt Nam xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên sang thị trường này (17/9/2022)”, ông Nguyễn Quang Hiếu chia sẻ và cho biết, với thông báo này mặc dù chưa ảnh hưởng gì để việc xuất khẩu, tuy nhiên, đây là những cảnh báo để phía Việt Nam chủ động tìm nguyên nhân và điều chỉnh, tránh lặp lại trong thời gian tới.

Để đảm bảo uy tín, Cục đã đề nghị các doanh nghiệp có lô hàng vi phạm thu hồi và xử lý các lô hàng vi phạm, đồng thời rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu, khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm.

Trước khi xác định nguyên nhân từng trường hợp để đưa ra khuyến cáo, về tổng thể, Cục Bảo vệ thực vật khuyến nghị các đơn vị sản xuất cần điều chỉnh vật tư đầu vào, sử dụng hóa chất có hàm lượng cadimi thấp; điều chỉnh 1 số biện pháp canh tác để giảm hấp thụ cadimi;…. Và vấn đề quan trọng, theo ông Hiếu, trước khi xuất khẩu cần kiểm tra chất lượng, trong đó có hàm lượng cadimi, từ đó, hạn chế tối đa rủi ro trước khi xuất khẩu.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước