Thứ sáu 22/11/2024 12:44

8 tháng, Việt Nam nhập siêu thịt và các sản phẩm thịt khoảng 970 triệu USD

8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu các loại thịt và sản phẩm thịt; nhập siêu khoảng 970 triệu USD.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi ra gần 1,08 tỷ USD để nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng này tăng mạnh 20,3%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam đạt 105 triệu USD. Như vậy, nước ta đang nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt.

Việt Nam đang nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt từ 37 thị trường trên thế giới. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Cụ thể, nước ta nhập khẩu thịt lợn, thịt trâu bò, gia cầm tươi và đông lạnh; nhập khẩu các phụ phẩm ăn được của động vật như chân gà, cổ gà, da gà, tim cật, lòng mề...

Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt, phụ phẩm từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Nga, Brazil, Đức, Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan... là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm từ chăn nuôi cho nước ta trong 8 tháng vừa qua.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi ở các quốc gia là nguồn cung cho Việt Nam ở mức khá thấp. Cụ thể, tại Nga, Brazil, Canada, giá mặt hàng này chỉ ở mức 34.100 - 34.200 đồng/kg; tại Mỹ là 38.400 đồng/kg.... Do đó, mức giá bình quân thịt lợn nhập khẩu chỉ 52.000 - 55.000 đồng/kg. Còn tại Việt Nam, giá lợn hơi xuất chuồng dao động từ 61.000 - 67.000 đồng/kg; các sản phẩm thịt lợn trên thị trường có giá phổ biến từ 120.000 - 250.000 đồng/kg tuỳ loại.

Ông Phạm Kim Đăng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, những năm gần đây, Việt Nam đã được biết đến là một quốc gia có ngành chăn nuôi lợn đứng thứ 5 thế giới về đầu con và thứ 6 về sản lượng thịt. Theo đó, dẫn đầu là Trung Quốc (48%), thứ hai là EU (20%), xếp thứ ba là Mỹ (11%), Brazil (4%), Nga (4%), Việt Nam (3%).

Về tiêu thụ thịt lợn, trong số 10 nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ 6 với tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn/sản xuất là 105,4%. Sản xuất thịt lợn trong nước mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn.

"Lượng tiêu thụ thịt lợn/đầu người trong những năm gần đây của Việt Nam đã dần tăng lên. Năm 2021 khoảng 30 kg thịt lợn xẻ/người/năm. Năm 2022 khoảng 32 kg thịt lợn xẻ/người/năm. Năm 2023 khoảng 33,8 kg thịt lợn xẻ/người/năm", ông Phạm Kim Đăng chỉ rõ.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, trong rổ thực phẩm, thịt lợn đang chiếm 65% chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều