Thứ tư 27/11/2024 11:48

8 tháng năm 2023: Xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 3 con số

8 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 2,26 tỷ USD, tăng 133,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8/2023, xuất khẩu rau quả đạt 3,55 tỷ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua con số 3,36 tỷ USD của cả năm 2022.

Việt Nam bán rau quả nhiều đến thị trường Trung Quốc

Rau quả cũng là nhóm hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất của ngành nông nghiệp trong 8 tháng năm 2023.

Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu 2,26 tỷ USD, chiếm 63,6% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả của nước ta trong 8 tháng năm 2023.

So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu rau quả sang thị trường này 8 tháng năm nay tăng mạnh 133,6% và tăng 47,7% so với tổng kim ngạch cả năm 2022 (1,53 tỷ USD).

Với con số 2,26 tỷ USD, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc cũng lập kỷ lục so với cùng kỳ những năm trước đó.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - đánh giá, năm nay, Trung Quốc mở cửa trở lại sau chính sách Zero Covid, cùng với việc quả sầu riêng của nước ta được xuất chính ngạch vào quốc gia này đã thúc đẩy kim ngạch ngành hàng rau quả tăng trưởng đột phá sang thị trường này.

Ước tính, 8 tháng vừa qua, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 1,3 tỷ USD, trong đó xuất sang thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch loại trái cây này của nước ta. Ngoài ra, các loại trái cây khác cũng được Trung Quốc tăng mua như: Chuối, mít, thanh long, dưa hấu...

Hiện Việt Nam có 16 mặt hàng thực vật đang được xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: Chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo, gạo, khoai lang, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, ớt, chanh leo.

Việt Nam đã có các sản phẩm được ký Nghị định thư, gồm: Cám gạo, gạo, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối, khoai lang.

Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán để ký nghị định thư với: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chôm chôm, xoài, mít. Ớt và chanh leo đang được cho phép xuất khẩu tạm thời. Nhóm trái cây có múi (cam, bưởi…) và dừa đang trong giai đoạn đàm phán kỹ thuật.

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đã nộp hồ sơ đề nghị mở cửa thị trường cho quả na, thảo quả.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc