Thứ sáu 18/04/2025 22:26

8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,87 tỷ USD

8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính, trong tháng 8/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 200 nghìn tấn, trị giá 328 triệu USD, giảm 2,2% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020 giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 19,6% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.640 USD/tấn, giảm 0,8% so với tháng 7/2021, nhưng tăng 33,2% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,12 triệu tấn, trị giá 1,87 tỷ USD, tăng 23,3% về lượng và tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 1,87 tỷ USD

Trên thị trường thế giới, trong tháng 8/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt ở châu Á sau khi phục hồi và đạt đỉnh tháng vào ngày 18/9/2021 đã giảm mạnh cho đến cuối tháng. Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, sau khi đạt đỉnh của tháng trong ngày 18/8/2021, giá có xu hướng giảm mạnh kể từ ngày 20/8/2021. Ngày 27/8/2021, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2021 giao dịch ở mức 194 Yên/kg (tương đương 1,77 USD/kg), giảm 9% so với cuối tháng 7/2021, nhưng tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020. Giá cao su tại Nhật Bản giảm mạnh, sau khi chính phủ giảm dự báo triển vọng kinh tế bởi các trường hợp nhiễm Covid-19 tăng, ảnh hưởng đến việc chi tiêu và nhu cầu hàng hóa.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá có xu hướng giảm mạnh kể từ ngày 20/8/2021. Ngày 27/8/2021, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 12.920 NDT/tấn (tương đương 0,199 USD/kg), giảm 3,5% so với cuối tháng 7/2021, nhưng tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Thái Lan, giá có xu hướng giảm trong mấy phiên gấn đây, nhưng so với cuối tháng 7/2021 giá vẫn tăng nhẹ. Ngày 24/8/2021, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 57,9 Baht/kg (tương đương 1,78 USD/kg), tăng 2,7% so với cuối tháng 7/2021 và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá cao su giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khi biến thể Delta lây lan rộng trên toàn cầu. Trong khi đó, tình hình vận chuyển hàng hóa toàn cầu chưa có dấu hiệu được cải thiện, tình trạng thiếu container rỗng tiếp tục diễn ra. Hãng sản xuất ô tô Toyota thông báo kế hoạch giảm sản lượng ở các cơ sở trên toàn cầu do thiếu hụt chip nghiêm trọng. Toyota cho biết sẽ giảm sản lượng trên phạm vi toàn cầu trong tháng 9/2021, với mức giảm 40% so với kế hoạch trước đó.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2021 giảm xuống còn 13,78 triệu tấn, với sản lượng của Malaysia ước tính giảm 300 nghìn tấn. Các dấu hiệu phục hồi kinh tế tại một số nền kinh tế lớn nhờ dịch bệnh được kiểm soát, các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng dẫn tới dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ở mức 13,9 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2020.

Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ (ATMA) tiếp tục đề nghị chính phủ nước này cho phép miễn thuế nhập khẩu cao su tự nhiên để hỗ trợ sản xuất trong nước. Ngành công nghiệp săm lốp Ấn Độ chiếm hơn 70% lượng cao su tự nhiên tiêu thụ nội địa đang lo ngại tình trạng khan hiếm nguồn cung sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 8/2021, các công ty nhiều lần điều chỉnh giá mủ cao su nguyên liệu trong nước. Cụ thể, tại Bình Phước, cuối tháng 8/2021, giá thu mua mủ nước dao động khoảng 315 - 320 đồng/độ TSC, giảm nhẹ so với đầu tháng 8/2021; tại Đông Nam bộ, giá mủ cao su tiểu điền được các thương lái thu mua giao động quanh mức 250 – 300 đồng/độ mủ; Tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Đồng Nai cũng 4 thông báo điều chỉnh thu mua một số mủ cao su tiểu điền.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng đang bị ảnh hưởng bởi nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa, hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, bị cách ly, sống trong vùng có dịch... Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình vận chuyển chưa có dấu hiệu được cải thiện, tình trạng thiếu container rỗng sẽ tiếp tục diễn ra. Đồng thời, giá cước vận chuyển cao được dự báo kéo dài sang tận năm 2022, do đó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ nhu cầu tại các nước này được cải thiện và kinh tế đang dần hồi phục do các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?