Thứ hai 23/12/2024 10:44

8 điểm mới quan trọng của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Với 16 chương và 237 điều, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Quốc hội vào tháng 10/2022.

Sự cần thiết sửa Luật Đất đai năm 2013

Phát biểu tại Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai(sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào chiều ngày 4/8, nhiều ý kiến đều cho rằng, Luật Đất đai là đạo luật lớn, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, tác động đến từng gia đình, cá nhân và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai(sửa đổi) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào chiều ngày 4/8

Sau hơn 8 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác và sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác nguồn lực đất đai cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặt biệt là việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nhà ở đô thị, tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản, tạo ra những động lực mạnh mẽ cho phát triển đô thị, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước…

Tuy nhiên, theo ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, sau hơn 8 năm thực hiện, Luật Đất đai năm 2013 cũng bộc lộ những tồn tại, do thủ tục hành chính rườm rà, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, cản trở trong tiếp cận đất đai.

Qua điều tra vào năm 2021 cho thấy hơn 53% doanh nghiệp cho biết gặp cản trở về tiếp cận đất đai. Cùng với đó, nhiều vụ việc liên quan đến đất đai vẫn tiềm ẩn những vấn đề về thiệt hại kinh tế, những vụ tham nhũng liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều. Tỷ lệ số vụ tố cáo, khiếu nại liên quan đến đất đai còn lớn, chiếm trên 70% số vụ tố cáo khiếu nại…

Trong bối cảnh đó, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức tổng kết thi hành Luật Đất đai năm 2013. Nghiên cứu quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

Từ những phân tích, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết, nhằm khắc phục những tồn tại trên và phù hợp với những thay đổi hiện nay của nền kinh tế và đời sống xã hội.

Về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Bộ Tài Nguyên và Môi trường lấy ý kiến, ông Lê Thanh Khuyến - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) – cho biết: Bố cục của dự thảo gồm 16 chương và 237 điều.

Mục đích của dự thảo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Luật Đất đai sửa đổi đưa ra 8 điểm đổi mới quan trọng

8 điểm mới quan trọng của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Luật Đất đai sửa đổi đưa ra 8 điểm đổi mới quan trọng. Thứ nhất, dự thảo quy định cụ thể hơn quyền và trách nhiệm của nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý đối với đất đai và quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các quy định của Hiến pháp về sở hữu đất đai và quyền con người.

Thứ hai, hoàn thiện đồng bộ các quy định về xây dựng hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai đồng bộ ở 3 cấp, gắn với quy hoạch đô thị, xây dựng, hạ tầng để đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau phát triển...

Thứ ba, công khai, minh bạch bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất, chủ yếu giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm huy động các nguồn lực xã hội. Quy định cụ thể đối với các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần, cho thuê đất trả tiền hàng năm để đảm bảo dễ thực thi, dễ kiểm tra, dễ giám sát, tạo nguồn thu ổn định vào tạo điều kiện cho người sử dụng đất chủ động hạch toán sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, phân cấp thẩm quyền cho các địa phương trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn để khơi thông nguồn lực, đồng thời, phải đi đôi với kiểm soát chặt chẽ, thiết lập các cơ chế quản lý của trung ương, thông qua quy định về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất kiểm soát và quản lý mọi biến động của thửa đất được cập nhật theo thời gian thực từ địa phương về trung ương...

Thứ năm, tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch trong thu hồi đất thông qua quy định cụ thể về thẩm quyền, điều kiện, tiêu chí thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; chỉ được thu hồi đất sau khi hoàn thành bố trí tái định cư, trừ trường hợp tái định cư tại chỗ; giải quyết hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm vấn đề an sinh bền vững cho người có đất bị thu hồi.

Thứ sáu, chuyển trọng tâm từ phương thức quản lý về hành chính sang thực hiện đồng bộ các công cụ kinh tế, quy hoạch, hành chính để quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai. Bỏ khung giá đất, đồng thời hoàn thiện các quy định về giá đất theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch…

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện các quyền của người sử dụng đất để thúc đẩy thương mại hoá quyền sử dụng đất, vốn hoá thị trường, phát huy nguồn lực đất đai, nhất là quyền chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hàng năm; mở rộng hạn mức, đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp cùng các cơ chế góp quyền sử dụng đất để thúc đẩy tập trung đất đai, tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp nông nghiệp...

Thứ tám, hoàn thiện các quy định về chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, đất tôn giáo kết hợp với mục đích khác, đất mặt nước sử dụng đa mục đích, sử dụng không gian ngầm, trên không,… để khởi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn lực tài nguyên đất đai, phù hợp với xu thế phát triển.

Đánh giá cao dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn cho rằng dự thảo vẫn cần tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Quốc hội vào tháng 10/2022. Trong đó, liên quan đến Điều 130 về Bảng giá đất, theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cần xác định rõ như thế nào là giá đất phổ biến trên thị trường có sự biến động để làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất. Bởi thực tế hiện nay, giá đất trên thị trường luôn luôn có sự biến động từng ngày. Việc biến động giá đất trên thị trường xuất phát từ nhiều lý do và luôn có tình trạng cố tình thổi giá. Việc Nhà nước xây dựng Bảng giá đất và áp dụng trong trường hợp quy định tại Khoản 3 sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất.

"Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự biến động giá đất trên thị trường để làm căn cứ điều chỉnh bảng giá đất trong năm thì bảng giá đất sẽ được điều chỉnh liên tục, như vậy sẽ thiếu tính ổn định và gây nhiều ý kiến ranh cãi, không thống nhất" - ông Nguyễn Quốc Hiệp khẳng định.

Phát biểu tại hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đây là chủ đề còn rất nhiều vấn đề phải bàn, do đó Bộ Tài Nguyên và Môi trường lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý để tiếp tục hoàn thiên dự thảo Luật trong thời gian tới.

Dự án Luật Đất đai sửa đổi dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, tháng 10/2022 và kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023. Đồng thời, thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2023.
Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng công nghệ bất động sản lớn tại Đông Nam Á đổi chủ

BIM Group tiếp tục dẫn đầu “Top nhà tuyển dụng yêu thích 2024” ngành bất động sản

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Cẩn trọng với chung cư mini

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

Indochina Kajima khởi công dự án văn phòng hạng A tại khu trung tâm mới phía Tây Hà Nội

Sun Group khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng - giải trí - thương mại trị giá 13.000 tỷ đồng tại Phú Quốc

Bất động sản Cần Thơ – tâm điểm chuyển dịch mới của giới đầu tư

Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp sáng tạo của ROX Group

Chuyên gia hiến kế bịt kẽ hở trong đấu giá đất

Dòng tiền bất động sản có xu hướng dịch chuyển vào Nam

Nhìn lại 30 năm thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam

Hà Nội: Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Hạ Đình

Căn hộ 'chiếm sóng' bất động sản cho thuê

Quy hoạch Thủ Thiêm thúc đẩy các dự án bất động sản hạng sang tăng giá trị

Hội nghị bất động sản Việt Nam 2024: Điểm nhìn từ thị trường

Từ vụ bất thường đấu giá đất ở Sóc Sơn: Nghiêm trị nếu có chiêu trò đầu cơ, trục lợi

Lễ ký hợp đồng giữa EXIMRS và VSIP Hải Phòng - Sẵn sàng bứt phá và nâng tầm sống mới

Dự án đáng sống 2024 vinh danh Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group Hà Nam

Thắp sáng TP. Tân Uyên tại lễ ra mắt dự án Truc Quyen Land

Nhiều yếu tố đang hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi