Thứ hai 18/11/2024 14:21

7 tháng đầu năm 2018, ngành lâm sản xuất siêu ấn tượng

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu lâm sản chính liên tục giữ mức tăng trưởng trung bình trên 14%  so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ tăng nhẹ khoảng 0,4%. Do đó, giá trị xuất siêu lâm sản chính là con số ấn tượng của ngành nông nghiệp nửa đầu năm 2018.  
7 tháng đầu năm 2018, ngành lâm sản xuất siêu ấn tượng

Cụ thể, giá trị xuất khẩu lâm sản chính tháng 7/2018 ước đạt trên 681 triệu USD. Như vậy, tổng giá trị xuất khẩu lâm sản chính 7 tháng đầu năm 2018 ước đạt 5,025 tỷ USD, tương đương với 55,83% kế hoạch năm, chiếm 22,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Giá trị xuất siêu của lâm sản chính 7 tháng ước đạt 3,77 tỷ USD. Riêng giá trị xuất siêu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,52 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm lâm sản chính gồm: Gỗ thành phẩm, dăm gỗ, các loại gỗ khác và một số mặt hàng lâm sản ngoài gỗ như: mây, tre, cói, thảm, quế. Gỗ thành phẩm đã qua chế biến có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong số các mặt hàng trên, thu về trên 3,2 triệu USD trong tổng số hơn 5,025 USD xuất khẩu của toàn ngành.

Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2018. Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Malaysia (109% với giá trị: 52,3 triệu USD, mặt hàng chủ yếu là gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép - Mã 4412), Hàn Quốc (52,8%), Pháp (24,8%), Hoa Kỳ (12,5%) và Úc (14,8%). Kim ngạch xuất khẩu lâm sản chính 7 tháng đầu năm 2018 liên tục tăng trưởng, mức tăng trưởng trung bình đạt 14% so với cùng kỳ năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 14% so với cùng kỳ, nhưng giá trị nhập khẩu chỉ tăng nhẹ. Theo đó, ước giá trị nhập khẩu tháng 7/2018 đạt 170 triệu USD nâng tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu 7 tháng đầu năm đạt 1,24 tỷ USD, chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do các tổ chức, cá nhân đã chuẩn bị vùng trồng rừng nguyên liệu đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng để cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2018, giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm 2017 giảm mạnh ở các thị trường như Campuchia giảm 51,3%, Thái Lan giảm 8,9%, Malaysia giảm 7,8% và thị trường Newzealand giảm 2,7%. Các thị trường có giá trị nhập khầu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là các thị trường có sản phẩm đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ như: Braxin tăng 39,2%, Chi Lê tăng 26,2%, và Hoa Kỳ tăng 15,6%.

Để tìm kiếm giải pháp khai thác tiềm năng, thúc đẩy nhanh, bền vững, nâng cao giá trị ngành hàng lâm sản, vào ngày 08/08/2018 tới đây tại TP Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”. Hội nghị sẽ do Thủ tưởng chính phủ chủ trì. Với sự góp mặt tham gia ý kiến của hơn 500 doanh nghiệp gỗ, các cơ quan ban ngành liên quan, các tổ chức trong và ngoài nước, hội nghị được kỳ vọng sẽ khơi thông những vấn đề còn tồn tại, đồng thời đưa ra định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP