Thứ sáu 08/11/2024 23:27

3,89 triệu hồ sơ được triển khai qua Cơ chế một cửa quốc gia

Theo Tổng cục Hải quan - Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại, từ khi triển khai đến ngày 15/6/2021, có 226 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành được chính thức triển khai trên NSW, với xấp xỉ 3,89 triệu hồ sơ của 47.700 doanh nghiệp.

Từ đầu năm đến trung tuần tháng 6/2021, có 19 thủ tục hành chính mới được triển khai qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) với 319.272 hồ sơ được xử lý của 3.886 doanh nghiệp.

3,89 triệu hồ sơ của 47.700 doanh nghiệp được chính thức triển khai trên NSW

Lũy kế từ khi triển khai đến ngày 15/6/2021, có 226 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành được chính thức triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia, với xấp xỉ 3,89 triệu hồ sơ của 47.700 doanh nghiệp.

Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, đến tháng 6/2021, Việt Nam đã trao đổi chính thức thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với toàn bộ 9 nước thành viên ASEAN.

Từ 1/1 đến 15/6/2021, số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 107.152 C/O; số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 622.987 C/O.

Lũy kế từ khi triển khai đến ngày 15/6, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 366.458 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 939.460 C/O.

Hiện, Cơ quan Thường trực đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để sẵn sàng trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch thực vật với Indonesia, Thái Lan. Đồng thời, Việt Nam cũng chuẩn bị thông điệp thử nghiệm và kiểm tra kết nối.

Theo kế hoạch của ASEAN, 2 chứng từ nêu trên sẽ được kết nối trao đổi chính thức trong năm 2021.

Ngoài việc triển khai kết nối với các đối tác trong ASEAN, Tổng cục Hải quan tham mưu với Uỷ ban chỉ đạo quốc gia triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN như Liên minh kinh tế Á-Âu, Hàn Quốc, New Zealand.

Đến nay đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng phối hợp với Bộ Công Thương tiến hành đàm phán, thống nhất yêu cầu kỹ thuật xây dựng hệ thống trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á - Âu, trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc…

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?