120 doanh nghiệp Việt tìm cơ hội xuất khẩu sang khu vực Trung Đông - châu Phi

Những năm gần đây, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông - châu Phi ngày càng phát triển đa dạng, mở ra dư địa hợp tác thương mại giữa Việt Nam với khu vực này ngày càng lớn.

Còn nhiều tiềm năng

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 70 quốc gia ở Trung Đông – châu Phi. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với hai khu vực này đã tăng hơn 9 lần trong vòng 15 năm trở lại đây. Nông nghiệp, năng lượng, giao thông, lao động và chuyên gia đang là những lĩnh vực có nhiều chuyển biến trong hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.

khu-vuc-trung-dong-chau-phi-thi-truong-tiem-nang-cho-doanh-nghiep-viet
Hội thảo trực tuyến “Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - châu Phi”

Phát biểu tại Hội thảo trực tuyến “Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - châu Phi” chiều 30/9, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Cồng Thương) cho biết, trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước Trung Đông - châu Phi. Với lợi thế vị trí địa lý có diện tích rộng trên 36 triệu km2 và dân số trên 1,6 tỷ người, chiếm khoảng 7% GDP toàn cầu và có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, khối thị trường Trung Đông – châu Phi thực sự là những thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông – châu Phi ngày càng phát triển đa dạng. Bên cạnh các mặt hàng như nông sản, dệt may, da giày... đã có thêm những mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động, máy móc, thiết bị phụ tùng... Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh của Trung Đông – châu Phi ngày càng được cải thiện nhờ xu thế hòa bình và tăng cường liên kết khu vực nên dư địa mở rộng hợp tác thương mại giữa Việt Nam với khu vực này là rất lớn.

Ông Lê Hoàng Tài cho rằng, bên cạnh khai thác các thị trường truyền thống, việc mở rộng và phát triển hợp tác thương mại với các thị trường mới giàu tiềm năng tại Trung Đông - châu Phi là một trong những giải pháp mà Việt Nam cần hướng đến trong thời gian tới.

Chia sẻ về những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi xúc tiến thương mại sang thị trường này, ông Nguyễn Thái Sơn - Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) - cho biết, các nước Trung Đông và châu Phi có nguồn tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt và các loại quặng. Đối với hàng lương thực, thực phẩm, họ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Các kênh phân phối hàng hóa như chuỗi siêu thị, chuỗi bán lẻ được trải dài khắp các quốc gia trong khu vực nên nếu sản phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào một nước thuộc Trung Đông – châu Phi cũng sẽ có cơ hội vào được nhiều quốc gia khác trong khu vực này.

Chủ động tìm hiểu thị trường

Ông Đào Mạnh Đức - Bí Thư thứ ba, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi - cũng chỉ ra những thuận lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông - châu Phi. Ông Đức cho rằng, khối thị trường này khá dễ tính, không đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật như thị trường Liên minh châu Âu (EU) hay những thị trường khó tính khác.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xúc tiến thương mại sang thị trường này cũng cần lưu ý, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục tập quán, văn hoá kinh doanh, tiêu chuẩn kỹ thuật và vấn đề thanh toán ở các quốc gia này để có những kế hoạch cụ thể.

1727-screen-shot-2020-10-01-at-101601-am
Khu vực Trung Đông - châu Phi là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

Chỉ ra những khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải tại thị trường Trung Đông – châu Phi, ông Hoàng Đức Nhuận - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Algieria cho rằng, dịch Covid-19 làm cho giá dầu (nguồn thu chủ yếu) ở các nước này giảm, kéo theo ngoại tệ của họ giảm đã khiến cho một số nước có chính sách giảm nhập khẩu. Trong đó, Algieria đã cấm nhập khẩu một số loại trái cây như cam, quýt… khi nước này vào mùa thu hoạch. Ngoài ra, tại Trung Đông – châu Phi, hàng Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của nhiều quốc gia khác như: gạo, ngũ cốc của Ấn Độ; chè, cà phê, gia vị của Trung Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất; nông sản của Thái Lan, Kuwait, Ấn Độ…

Để hàng Việt Nam thâm nhập thành công vào thị trường Trung Đông – châu Phi, các Tham tán thương mại Việt Nam tại khu vực này cho rằng, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này không chỉ “đánh” vào người tiêu dùng nước sở tại mà còn hướng tới những người nước ngoài sinh sống ở đây như người Ấn Độ và các nước châu Á khác.

Các doanh nghiệp cũng cần ứng dụng công nghệ sản xuất để sản phẩm có giá trị gia tăng cao và giảm giá thành để tăng năng lực cạnh tranh với sản phẩm của những nước khác.

Tại hội nghị, chia sẻ về triển vọng phát triển thương mại Việt Nam – châu Phi trong bối cảnh hậu Covid-19, bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi cho rằng, hiện nay, vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi muốn xúc tiến sang thị trường này là thủ tục, phương thức thanh toán. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động đối phó với các rủi ro khi thực hiện hoạt động kinh doanh tại châu Phi và Trung Đông.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động khai thác thị trường như đăng ký với Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tham gia xúc tiến thương mại sang khối thị trường này. Đồng thời, Cục Xúc tiến thương mại cùng các Thương vụ cam kết sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối và tìm hiểu, xác minh thông tin về đối tác, thị trường… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Đông - châu Phi.

Hội thảo “Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - châu Phi” đã thu hút sự tham gia của hơn 120 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tươi sống, chế biến, nông – lâm – thủy sản, sản phẩm điện tử… có nhu cầu tìm hiểu, hợp tác với khu vực thị trường Trung Đông – châu Phi.
Thu Trang - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động