11 tháng, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Quảng Ninh ước đạt gần 3,7 tỷ USD

11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022.
11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn ước đạt hơn 4,5 tỷ USD Ngày 13/12: Hội nghị xúc tiến thương mại - Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Nhiều điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu

Quảng Ninh là 1 trong số 7 tỉnh, thành phố tại Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc, và là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước này. Trong những năm qua, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại biên giới với Trung Quốc đã đạt được những kết quả tích cực.

Đánh giá về chủ trương và việc triển khai các chính sách hợp tác kinh tế thương mại với các địa phương của Trung Quốc, ông Bùi Văn Khắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian qua, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Trung ương, hướng dẫn của Bộ Công Thương, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Ninh với các địa phương Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực, ngày càng thực chất, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, du lịch, giao lưu hữu nghị, quốc phòng.

11 tháng, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Quảng Ninh ước đạt gần 3,7 tỷ USD
Cửa khẩu Bắc Luân 2 (thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái) có vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục duy trì có hiệu quả cơ chế Gặp gỡ đầu Xuân giữa các Tỉnh ủy/Khu ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc); tham gia hoạt động Ủy ban công tác liên hợp với Quảng Tây; tham gia Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh/thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc); đồng thời, ký 1 thoả thuận hợp tác với Chính quyền tỉnh Vân Nam.

Bên cạnh đó, các Sở, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã ký 22 thoả thuận hợp tác với các cơ quan của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây trong các lĩnh vực cụ thể: Thương mại, du lịch, quản lý lao động qua biên giới, y tế, nông nghiệp, hải quan... Đồng thời chỉ đạo triển khai hiệu quả các thoả thuận hợp tác quốc tế đã ký kết nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, hoạt động hợp tác kinh tế thương mại thời gian qua đã đạt được những kết quả nổi bật.

"Từ ngày 8/1/2023, phía Trung Quốc hạ cấp độ phòng, chống dịch, các hoạt động kinh tế, xã hội được khôi phục trở lại. Kết quả 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Xuất khẩu đạt 1,59 tỷ USD; nhập khẩu đạt 1,58 tỷ USD; trao đổi cư dân biên giới đạt 547 triệu USD" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết.

Bên cạnh đó, thị trường xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của Quảng Ninh chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Hiện Quảng Ninh có 20 cơ sở chế biến thủy sản, 6 cơ sở đóng gói và 46 vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu.

Về hợp tác xúc tiến thương mại, năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức, tham gia 37 chương trình xúc tiến, có 8 hội chợ cấp tỉnh, quốc gia; tham gia 12 chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Trong đó, đối với thị trường Trung Quốc đã tham gia Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO 2023), Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - Nam Á và Hội chợ Thương mại xuất nhập khẩu Côn Minh.

Nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới

Quảng Ninh là địa phương có vị trí địa lý nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, cửa ngõ giao thương quan trọng và sôi động nhất giữa Việt Nam với ASEAN; có hạ tầng giao thông cơ bản hoàn chỉnh, đồng bộ. Với công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, luôn đi đầu cả nước... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo UBND tỉnh cũng chỉ ra một số điểm khó khăn, bất cập còn tồn tại.

Cụ thể như sự khác biệt về mô hình cửa khẩu (phía Việt Nam là cửa khẩu, phía Trung Quốc là chợ biên giới) dẫn đến sự khác biệt trong thời gian hoạt động cửa khẩu/chợ biên giới giữa hai nước, làm giảm hiệu suất thông quan hàng hóa, ngoài ra còn có sự khác biệt về định mức hàng hóa trao đổi cư dân biên giới (phía Trung Quốc 8.000 tệ/người/ngày, tương đương khoảng 24 triệu VND; phía Việt Nam 2 triệu/người không quá 4 lượt/tháng).

11 tháng, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Quảng Ninh ước đạt gần 3,7 tỷ USD
11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022

Một số sản phẩm nông sản, thủy sản còn gặp khó khăn về thủ tục và điều kiện để được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Một số sản phẩm thủy sản có thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của Việt Nam nói chung (tôm thẻ chân trắng sống, sứa…) chưa được phía Trung Quốc phê duyệt danh mục sản phẩm được phép xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay, hai nước đã mở 3 tuyến vận tải hành khách và hàng hóa đường bộ từ thành phố Phòng Thành Cảng qua cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng đến một số địa phương tại Việt Nam và ngược lại, song chưa khai thác hiệu quả.

Về hàng hóa xuất khẩu, các doanh nghiệp Quảng Ninh hoàn toàn bị động vào các thương nhân Trung Quốc, các thương nhân Trung Quốc hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thu gom sản phẩm tại vùng sản xuất, vùng nuôi trồng, sau đó thuê các doanh nghiệp Việt Nam vận chuyển và làm các thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu, quan hệ mua bán không theo các quy tắc thương mại nên bên bán bị động, rủi ro, khó quản lý, điều tiết.

Từ ngày 26/10/2023, phía Trung Quốc điều chỉnh dịch vụ và thu thuế hàng nhập khẩu qua cặp chợ biên giới (trước đây cặp chợ thu tượng trưng (có thể chỉ thu 1/10 số lượng hàng nhập khẩu), tuy nhiên sẽ thu theo toàn bộ số lượng hàng nhập khẩu, việc điều chỉnh này sẽ tăng chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Để khắc phục những khó khăn, thúc đẩy kinh tế thương mại khu vực biên giới, cụ thể với Trung Quốc, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh kiến nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ có chỉ đạo về nội dung Khu hợp tác qua biên giới để các địa phương biên giới tổ chức thực hiện. Tiếp tục đề nghị phía Trung Quốc quan tâm nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới; ưu tiên thông quan nhanh, thông quan trước đối với nhóm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc là hàng nông, lâm, thủy hải sản tươi sống....

Thống nhất 2 bên một số quan điểm chung về tạo thuận lợi hóa thương mại 2 chiều, như: Chủ trương cho phép chính quyền địa phương 2 bên cửa khẩu biên giới chủ động trao đổi kéo dài thời gian thông quan trong ngày, thực hiện thông quan cả ngày thứ 7, Chủ nhật để giải quyết kịp thời tình huống hàng hóa ách tắc tại các cửa khẩu trong phạm vi kéo dài tối đa 2 giờ/ngày và đóng cửa khẩu trước 21 giờ Việt Nam, 22 giờ Bắc Kinh.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao đổi, hướng dẫn các mô hình khu kinh tế để các địa phương biên giới nghiên cứu, đề xuất thực hiện thống nhất, đồng bộ. Đồng thời, kiến nghị Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) trao đổi với Hải quan Trung Quốc hợp tác triển khai mô hình “Cửa khẩu thông minh” trên toàn tuyến cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, trong đó có mô hình cửa khẩu thông minh tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Đông Hưng; Áp dụng thống nhất, đồng bộ cơ chế giám sát, kiểm soát hàng hóa nông - lâm - thủy sản trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi với phía Trung Quốc, bổ sung các mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào danh mục hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc (như sứa, hàu, rươi...); bổ sung phương thức bảo quản, điều kiện nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Xem thêm