10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt-Kỳ 3: Không thể thiếu vai trò đặc biệt của truyền thông

Truyền thông, vận động người tiêu dùng trong nước ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam được đánh giá là một trong những hoạt động thành công nhất trong khuôn khổ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ). Những bài báo, những phóng sự đậm hơi thở của cuộc sống… đã kéo hàng hóa Việt đến gần hơn 90 triệu người tiêu dùng.
10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt- Kỳ 2: Làn gió mới đưa hàng Việt vào thị trường nội địa 10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhân lên niềm tự hào hàng Việt - Kỳ 1: Rạng rỡ những “biểu tượng” hàng Việt

Vai trò đặc biệt, không thể thiếu

Không chút ngập ngừng, khi tôi hỏi yếu tố nào tác động mạnh nhất đến thành công của CVĐ trong suốt 10 năm qua, ông Lê Bá Trình – Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Nguyên Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương CVĐ khẳng định chắc nịch: “Chính là công tác truyền thông”.

10 nam cuoc van dong nguoi viet nam uu tien dung hang viet nam nhan len niem tu hao hang viet ky 3 khong the thieu vai tro dac biet cua truyen thong
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong thành công của CVĐ

Ông kể, 10 năm trước, nước ta vừa bước vào một mốc hội nhập mạnh mẽ bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và việc hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tăng năng lực sản xuất mà không vi phạm các cam kết hội nhập là điều không đơn giản. Do đó, bên cạnh việc giao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là đơn vị chủ trì, vai trò của công tác truyền thông cũng được chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác tổ chức thông tin, tuyên truyền, vận động, làm cho người tiêu dùng trong nước và nước ngoài nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; vận động người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xây dựng được thương hiệu quốc gia cho nhiều sản phẩm, hàng hóa Việt Nam…”.

Với vai trò lớn như vậy, 10 năm qua, các cơ quan truyền thông đã vào cuộc tích cực trong việc tuyên truyền các nội dung CVĐ. Không ít cơ quan báo chí đã xây dựng các chuyên trang, chuyên mục riêng về CVĐ. Đã có hàng trăm nghìn tin bài báo, chương trình truyền hình về CVĐ. Nội dung các bài báo, các phóng sự truyền hình về CVĐ ngày càng thiết thực, hấp dẫn, mang đậm hơi thở của cuộc sống.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, thời gian qua, công tác thông tin, truyền thông, quảng bá hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt, tôn vinh, biểu dương sản phẩm tiêu biểu được đẩy mạnh thông qua việc đấu tranh, phê phán các hành vi buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó, CVĐ tiếp tục góp phần vào việc nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc lựa chọn, tiêu dùng hàng Việt, giúp doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm, không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất, quản lý nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, bảo đảm sức cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Đơn cử, tại Đài Truyền hình Việt Nam - một trong những cơ quan truyền thông đi đầu tuyên truyền về CVĐ, mức độ tuyên truyền về hàng Việt các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam không ngừng tăng. Nhiều chuyên mục không chỉ quảng bá các loại hàng hóa có uy tín, chất lượng mà còn lên án những sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng. Đài Truyền hình Việt Nam còn thường xuyên đổi mới các nội dung và hình thức tuyên truyền về CVĐ để nội dung này trở thành diễn đàn chuyên sâu về hàng Việt, mở rộng thông tin về các sản phẩm Việt ở nước ngoài.

Trao đổi với một số phóng viên đã gắn bó nhiều năm với CVĐ mới thấy rằng, truyền thông về hàng Việt không dễ. Với cá nhân tôi, rong ruổi theo những chuyến đi về vùng nông thôn miền núi - khu vực “khát” hàng Việt, tôi càng thấm hơn mong muốn của bà con với những sản phẩm hàng Việt chất lượng, giá phải chăng. Không ít lần, bàn làm việc của tôi chính là những mảnh ghép của thùng hàng cacton được chủ một gian hàng dành tặng ngay giữa những lúc không khí tấp nập kẻ bán, người mua vẫn xôn xao ngay bên cạnh với lời nhắn nhủ: “Nhà báo cố gắng viết chân thật vào nhé, để người đọc thấy chúng tôi đưa hàng về nông thôn, miền núi vất vả thế nào”.

Không ít lần, tôi vội mở laptop, chớp lấy ý tưởng vừa lóe lên khi những câu chuyện hàng Việt vừa chấm dứt bên bàn rượu ngô nồng ấm giữa ánh lửa bập bùng của mùa đông vùng cao khi chuyến hàng Việt vừa kết thúc thành công. Không ít lần, bài báo ra đời khi trong nỗi trăn trở với lãnh đạo các Sở Công Thương, đại diện Bộ Công Thương: “Chẳng nhẽ năm nào ta cũng đi vận động doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn? Có cách nào để bà con không phải chờ đến khi có phiên chợ mới được mua hàng Việt chính hãng không?”.

"Quả ngọt" từ Điểm bán hàng Việt Nam

Từ những trăn trở ấy, các Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi Tự hào hàng Việt Nam – mô hình được coi là một trong những thành công lớn nhất của chương trình hàng Việt được Bộ Công Thương kiên trì triển khai suốt nhiều năm qua đã ra đời. Từ những điểm bán đầu tiên, thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, đến nay, đã có hơn 91 điểm bán được xây dựng khắp các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, gần vượt mục tiêu của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ là đến năm 2020, mỗi tỉnh thành có ít nhất 1 điểm bán hàng được xây dựng.

Đặc biệt, sau một vài điểm bán được Nhà nước bỏ vốn ban đầu, đến nay, hầu hết nhiều các điểm bán hàng được xây dựng bằng chính nguồn vốn của DN, cho thấy hiệu quả kinh tế rõ nét của mô hình này. 100% hàng hóa được bày bán tại các điểm bán hàng là hàng Việt, được niêm yết giá rõ ràng, kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi. Gian hàng lịch sự, hiện đại và văn minh chính là điểm thu hút lớn nhất người tiêu dùng đến với các điểm bán.

“Thành công này có một phần công sức từ những bài báo về sự khó khăn trong việc tiếp cận với hàng hóa Việt của bà con vùng nông thôn, miền núi. Truyền thông là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thành công của CVĐ 10 năm qua” - bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Phó trưởng Ban thư ký BCĐ Trung ương CVĐ, Thường trực BCĐ Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện CVĐ nhấn mạnh.

Đặc biệt, hàng loạt vụ việc bị báo chí phanh phui và phản ánh kịp thời còn góp phần giúp đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái đang hoành hành, bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước. Ông Lê Bá Trình cho hay, những vụ việc như khoai tây Trung Quốc trộn bùn đỏ để “hô biến” thành khoai tây Đà Lạt; hay bánh Trung thu Long Đình bị phát hiện nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc để sản xuất đã cho thấy vai trò phát hiện quan trọng của báo chí. “Việc gần đây, TP. Lâm Đồng công bố siết chặt quản lý hàng nông sản bằng cách chỉ cho phép bán hàng địa phương tại chợ đầu mối nông sản tỉnh chính là biện pháp cứng rắn để bảo vệ hàng hóa trong nước. Quyết định đó nhờ một phần sự vào cuộc bền bỉ của báo chí trong việc đưa tin về nông sản Đà Lạt bị đội lốt nhiều năm qua, từ đó góp phần bảo vệ sản phẩm nội địa chính hãng và chất lượng” - ông Lê Bá Trình khẳng định.

Tiếp tục nâng cao vai trò truyền thông

Khẳng định truyền thông vẫn là một phần không thể thiếu của CVĐ, giai đoạn tới, Ban Chỉ đạo CVĐ đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với các hình thức, nội dung cụ thể phù hợp với mỗi đối tượng, địa bàn, cộng đồng dân cư; phát huy trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo để thực hiện CVĐ hiệu quả nhất.

10 nam cuoc van dong nguoi viet nam uu tien dung hang viet nam nhan len niem tu hao hang viet ky 3 khong the thieu vai tro dac biet cua truyen thong
Truyền thông về hàng Việt không hề đơn giản

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, khi mục tiêu ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam dần phải chuyển sang doanh nghiệp tự hào sử dụng hàng Việt Nam, công tác tuyên truyền về CVĐ càng cần đi vào chiều sâu. Do đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Triển khai và giám sát thực hiện Đề án "Phát triển thị trường trong nước" gắn với CVĐ; triển khai Đề án "Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt".

Theo Chủ tịch Trần Thanh Mẫn, cùng với việc tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, trong giai đoạn mới, công tác truyền thông cần nhắm vào việc tạo động lực, khuyến khích từng doanh nghiệp thay đổi mạnh mẽ hơn nữa thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực, thay đổi công nghệ, xây dựng thương hiệu, thị trường để sản phẩm, dịch vụ ngày càng chất lượng và cạnh tranh.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động