Điện gió: Chiến lược năng lượng bền vững tại Việt Nam

N.H

N.H

Đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, sẽ là chìa khóa để giải quyết nhu cầu điện năng ngày càng tăng của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh của đất nước.

Điện gió: Chiến lược năng lượng bền vững tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong khu vực ASEAN

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng gió lớn nhất trong khu vực, vượt qua Lào, Campuchia và Thái Lan. Trữ lượng gió của Việt Nam ước tính đạt 513.360 MW, hơn gấp 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành điện vào năm 2020. Nghiên cứu của WB cũng cho thấy, 8,6% diện tích đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt các tua-bin gió lớn. Con số tương ứng của Campuchia là 0,2%, Lào là 2,9% và Thái Lan là 0,2%.

Trong khi đó, Tổ chức Năng lượng thế giới (IEA) dự báo rằng, năng lượng gió trên đất liền sẽ là một trong những nguồn thay thế nhanh chóng nhất, so với các nguồn năng lượng khác như điện than, địa nhiệt hay điện hạt nhân. Theo số liệu của Bộ Công Thương, cho tới thời điểm hiện tại đã có 50 dự án điện gió đăng ký đầu tư ở Việt Nam, nhưng chỉ có 4 dự án với tổng công suất 159,2 MW đã đi vào vận hành thương mại.

Được khởi công xây dựng vào ngày 9/9/2010, Nhà máy Điện gió Bạc Liêu do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Du lịch Công Lý làm chủ đầu tư là dự án có công suất lớn nhất trong số 4 dự án điện gió đang hoạt động tại Việt Nam.

Dự án nằm ở ngoài khơi, thuộc địa phận tỉnh Bạc Liêu, có quy mô 62 tua-bin gió với tổng công suất 99,2 MW, có điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm. Dự án nằm trên diện tích 1.300ha và có tổng vốn đầu tư là 5.217 tỷ đồng, từ nguồn vốn tự có của chủ đầu tư và nguồn vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Sau khi được đưa vào vận hành giai đoạn I với quy mô 16 MW và hòa lưới điện từ tháng 5/2013, Dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu đã hoàn thành việc đầu tư toàn bộ 62 tua-bin gió vào tháng 1/2016.

Dự án Điện gió lớn thứ hai nằm ở Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) của Công ty CP Năng lượng tái tạo (REVN) đã hoàn thiện việc lắp đặt 20 trụ tua-bin gió với tổng công suất 30 MW vào năm 2012. Cũng tại tỉnh Bình Thuận, dự án phong điện trên đảo Phú Quý với giá trị đầu tư khoảng 17 triệu USD (387 tỷ đồng) có quy mô khá nhỏ, với 3 tua-bin gió với công suất 6 MW cũng đã vận hành từ tháng 7/2012.

Đầu tháng 9/2016, Dự án Điện gió Phú Lạc của Công ty CP Phong điện Thuận Bình (tỉnh Bình Thuận) với công suất 24 MW, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng đã bắt đầu vận hành.

Theo Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Việt Nam có tiềm năng phong điện lớn và theo Quy hoạch điện mới nhất vừa được công bố, tổng công suất phong điện của Việt Nam sẽ tăng lên 800 MW vào năm 2020, 2.000 MW vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030.

Trong khi Việt Nam đang đi những bước đầu tiên trong công nghệ điện gió, thì trên thế giới đã có những bước tiến rất nhanh. Theo công bố của Hội đồng Năng lượng Gió toàn cầu, có trụ sở tại Brussel (Bỉ), tính đến cuối năm 2015, tổng công suất phát điện gió trên toàn thế giới đã lên tới 432,42 GW, tăng 17% so với năm 2014 và lần đầu tiên cao hơn công suất điện nguyên tử. Đặc biệt, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã tập trung vào “chìa khóa” của lĩnh vực điện gió: đó là công nghệ.

Đơn cử Tập đoàn GE (Mỹ), cho tới thời điểm năm 2016, tập đoàn này đã đầu tư khoảng 2 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển điện gió. Theo GE, dù là với tua-bin, nhà máy hay lưới điện, GE đều có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Tất cả bắt đầu từ nhà máy điện gió kỹ thuật số của GE. Hệ sinh thái nhà máy điện gió kỹ thuật số bắt đầu từ chính nhà máy. Vì gió thổi quanh các tua-bin và địa hình theo cách khác nhau, GE Renewable Energy đã phát triển công nghệ có thể tạo ra các “bản sao kỹ thuật số” (digital twin) của mỗi tua-bin để mô phỏng cách làm thế nào để có được nhiều năng lượng nhất trên một địa hình trước khi lắp đặt một tua-bin thực tế. Cách tiếp cận này có thể giúp tăng năng suất của mỗi trang trại gió lên khoảng 20% và tạo ra giá trị khoảng 100 triệu USD trong vòng đời của một trang trại có công suất 100 MW.

Sau đó, công nghệ sản xuất tua-bin của GE tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng, với cánh quạt bằng sợi áp lực, thiết kế động lực học ít tiếng ồn, nhẹ hơn và mang lại hiệu năng cao, phụ tải thấp.

Với những công nghệ hàng đầu, GE có thể giúp vận hành, giám sát, bảo trì hay tối ưu hóa nhà máy một cách hiệu quả nhất. Hiện GE đang giám sát 8.500 tua-bin đã vận hành trên toàn cầu, tiết kiệm được khoảng 7.000 USD/tua-bin/năm chi phí xử lý sự cố từ xa và quan trọng là chỉ mất trung bình khoảng 6 phút để vận hành trở lại tua-bin bị lỗi…

Với những công nghệ này, GE giúp vận hành nhà máy điện gió giống như vận hành một nhà máy điện truyền thống. Tính đến nay, GE đã triển khai hơn 30.000 tua-bin gió với tổng công suất hơn 50 GW tại 35 quốc gia trên toàn thế giới

Một số bộ phận tua-bin gió của GE đã được sản xuất tại Việt Nam. Nhà máy sản xuất máy phát cho tua-bin gió của GE đặt tại Khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng) là một trong những nhà máy được đánh giá tốt nhất thế giới của tập đoàn này. Sản phẩm chính của nhà máy là máy phát của turbin gió loại 60 Hz và các thiết bị điện gió khác để xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ với công suất 1.000 – 1.500 máy phát/năm. Nhà máy còn sản xuất cả các máy phát công suất 50 Hz để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội đẩy nhanh quá trình phát triển phong điện khi công nghệ năng lượng tái tạo đã được GE mang đến theo Biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Tập đoàn với Bộ Công Thương. Biên bản ghi nhớ này được ký vào tháng 5/2016, nhân dịp chuyến thăm tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Mục tiêu cao nhất của cả hai bên là phát triển các dự án điện gió với công suất tối thiểu 1.000 MW trước năm 2025. Mục tiêu này đảm bảo phục vụ nhu cầu điện năng của khoảng 1,8 triệu hộ gia đình Việt Nam.

Một phần thỏa thuận này đã được hiện thực hóa bằng việc GE ký biên bản hợp tác với nhà phát triển năng lượng tái tạo Mainstream Renewable Power vào tháng 9/2016 để thực hiện một số dự án nhà máy điện gió tại Việt Nam. Rất nhanh sau đó, vào giữa tháng 11/2016, GE, Mainstream Renewable Power và Tập đoàn Phú Cường đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng đầu tư phát triển, xây dựng, vận hành Dự án Điện gió Phú Cường tại tỉnh Sóc Trăng.

Dự án Điện gió Phú Cường nằm ở khu vực bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng, có quy mô công suất lên đến 800 MW. Dự kiến giai đoạn 1 của dự án có công suất 150 - 200MW sẽ hoàn thành thu xếp tài chính vào năm 2018.

N.H
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện gió

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Tuyên Quang: Nỗ lực đưa dòng điện sáng về thôn, bản

Những năm qua, việc Tuyên Quang đưa điện lưới về những thôn, bản xa xôi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc.
Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Hoàn thành lắp đặt tụ bù 8/8 trạm biến áp 220kV trước mùa nắng nóng ở miền Bắc

Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã hoàn thành lắp đặt tụ bù cho 8/8 trạm biến áp 220kV nhằm tăng cường sự ổn định cấp điện mùa nắng nóng tại miền Bắc.
Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Ngành điện Việt Nam: Hành trình sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất

Sau gần 50 năm đất nước thống nhất, ngành Điện Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế, góp phần vào CNH-HĐH đất nước.
PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

PCT1 đảm bảo cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cho khu vực miền Bắc

Ngày 26/4, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 và đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đảm bảo cấp điện dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, mùa nắng nóng khu vực miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Hỗ trợ kịp thời, tối đa để đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm

Thị trường năng lượng đang nhiều biến động, việc hỗ trợ kịp thời, tối đa từ các cơ quan, ban ngành sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm.
Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Thái Bình: Đóng điện vận hành máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy

Ngày 27/4/2024, tại Thái Bình, Ban Quản lý dự án Truyền tải điện đã đóng điện thành công Dự án Lắp máy biến áp 220kV thứ 2 tại Trạm biến áp 220kV Thái Thụy.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hoá – Phố Nối ngày 27/4

Dù có nhiều nỗ lực, song dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn từ Thanh Hoá đến Phố Nối vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Khách hàng đồng hành cùng EVNHANOI thực hiện tiết kiệm điện trong mùa cao điểm

Nhiều khách hàng Thủ đô đã sẵn sàng đồng hành cùng EVNHANOI tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để giảm áp lực cung cấp điện trong mùa nắng nóng.
Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Tìm giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp duy trì liên tục, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Tập đoàn CIP: "Việt Nam có tiềm năng to lớn trong ngành điện gió"

Theo ông Stuart Linsey, Trưởng đại diện Tập đoàn Copenhagen Offshore Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành điện gió châu Á
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Bộ, ngành, địa phương đồng thuận triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch năng lượng, khoáng sản

Các Bộ, ngành, địa phương xác định đồng thuận và quyết liệt thực hiện Kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Sáng 26/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện các Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản.
PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.
Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Lào Cai: Thúc đẩy hợp tác sản xuất điện sinh khối với Công ty Cổ phần EREX

Ngày 24/4, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tới làm việc với Công ty Cổ phần EREX (Nhật Bản) và trao đổi về việc thực hiện dự án Nhà máy điện sinh khối Bảo Thắng
Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Căng thẳng Iran -Israel: Vì sao eo biển này là tâm điểm lo lắng với giới đầu tư dầu mỏ?

Eo biển Hormuz là điểm mấu chốt trong dòng chảy dầu quốc tế. Nhiều chuyên gia lo ngại căng thẳng Iran - Israel có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Điều chỉnh phụ tải điện: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm nguy cơ quá tải lưới điện

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhằm đảm bảo cấp điện, an ninh năng lượng chương trình điều chỉnh phụ tải điện là giải pháp quan trọng, cấp bách.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động