Thứ hai 23/12/2024 01:06

Yếu tố giúp Bắc Ninh 'hút' vốn đầu tư FDI?

Trong 7 tháng năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút thêm 279 dự án đầu tư nước ngoài, tăng tới 97 dự án (tức tăng 53,3%) so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, dòng vốn FDI vào địa phương 7 tháng qua vẫn duy trì đà tăng mạnh, cho thấy hiệu quả trong việc nỗ lực thu hút vốn đầu tư FDI của tỉnh. Với môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn lao động dồi dào, Bắc Ninh đã và đang khẳng định được vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư.

Dòng vốn FDI vào Bắc Ninh đang duy trì đà tăng mạnh. Ảnh minh họa

Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh cho thấy, trong 279 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Trung Quốc 178 dự án; Hồng Kông 31 dự án; Singapore 29 dự án và 1.467,9 triệu USD vốn đăng ký mới (tăng 689,2 triệu USD, tức tăng 89,6%). Ngoài ra, điều chỉnh vốn cho 109 dự án (tăng 21 dự án), với số vốn điều chỉnh tăng 1.584,5 triệu USD (tăng 1.232,1 triệu USD)…

Riêng tháng 7/2024, Bắc Ninh đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 35 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 356,2 triệu USD; trong đó có 3 dự án lớn của Singapore: 1 dự án đầu tư vào ngành sản xuất bản mạch in (PCB) công nghệ chính xác cao với số vốn đăng ký 260 triệu USD, 1 dự án sản xuất linh kiện điện tử với số vốn đăng ký là 50 triệu USD, 1 dự án sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học với số vốn đăng ký 26,85 triệu USD. Đồng thời điều chỉnh vốn cho 22 dự án với số vốn điều chỉnh tăng 58,4 triệu USD.

Ngoài vốn FDI, ở trong nước, tính từ đầu năm đến ngày 20/7/2024, toàn tỉnh đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 31 dự án, với tổng số vốn đăng ký 8.636 tỷ đồng; cấp đăng ký đầu tư điều chỉnh cho 65 dự án, trong đó có 20 dự án điều chỉnh vốn, với tổng số vốn điều chỉnh tăng 1.347 tỷ đồng. Riêng trong tháng 7, cấp mới đăng ký đầu tư 6 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1.508,5 tỷ đồng.

Lũy kế đến ngày 20/7, tỉnh Bắc Ninh đã cấp 1.582 dự án đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt 268.943 tỷ đồng.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của Bắc Ninh đó là: Vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông phát triển, kết nối đồng bộ; môi trường kinh doanh thuận lợi; nguồn lao động dồi dào với chất lượng ngày càng cao và sự hỗ trợ, chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền địa phương…

Bên cạnh đó phải kể đến các chương trình xúc tiến đầu tư bài bản, có hiệu quả. Ngay sau các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc cũng như một số nước trên thế giới đã tạo hiệu ứng mới về làn sóng đầu tư vào Bắc Ninh, minh chứng bằng kết quả rõ rệt như: Đoàn công tác thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô; Đoàn công tác chính quyền thành phố Nam Ninh, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; Hiệp hội doanh nghiệp Phúc Kiến thuộc tỉnh Quảng Tây; Hiệp hội Thương mại Dịch vụ Thâm Quyến… sang thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại Bắc Ninh.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư tại Bắc Ninh đã và đang có kế hoạch tiếp tục triển khai mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư như Goertek hay Foxconn… Cách đây không lâu, tỉnh Bắc Ninh đã trao Giấy Chứng nhận điều chỉnh đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn cho nhà đầu tư AMKOR Technology Singapore Holding PTE.LTD tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C. Sau khi điều chỉnh đăng ký đầu tư, nhà máy có tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, sản xuất 3.600 triệu sản phẩm/năm.

Thêm một tin vui, trong chuyến làm việc mới đây với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Chủ tịch Tập đoàn Phillips Hàn Quốc chia sẻ đang tập trung cao cho chiến lược sản xuất xe điện, pin xe điện và sẽ xem xét đánh giá toàn diện dự án đầu tư nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh...

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững