Thứ sáu 09/05/2025 02:53

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.

Trả lời phỏng vấn Báo Công Thương, ông Nguyễn Bá Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và đầu tư, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, để công tác xúc tiến thương mại đạt hiệu quả như mong muốn cần tháo gỡ nhiều nút thắt. Quan trọng hơn, cần tạo mối quan hệ win - win giữa các đối tác mới có thể đạt mục tiêu đa dạng thị trường, xuất khẩu ổn định và bền vững.

Áp lực từ giữ ổn định tăng trưởng xuất khẩu

- Nhập khẩu từ các thị trường truyền thống của Việt Nam có xu hướng chậm lại, điều này sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng xuất khẩu cả trong ngắn hạn và dài hạn, ở góc độ công tác xúc tiến thương mại, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Bá Hải: Xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống của Việt Nam gần đây tăng trưởng chậm lại. Nguyên nhân thì có nhiều: Thiên tai, dịch bệnh, biến động địa chính trị, thay đổi phong cách tiêu dùng… điều này trong ngắn và dài hạn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường này.

Ông Nguyễn Bá Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và đầu tư, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

Nền kinh tế Việt Nam dựa trên ba trụ cột chính: Thu hút đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, việc giảm xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang những thị trường truyền thống tạo ra thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh tích cực, điều này cũng tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam tái cấu trúc và mở thêm thị trường mới.

Trong quá trình thay đổi về thị trường, nhất là với mặt hàng công nghiệp sẽ buộc phải đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, khi đó tạo ra sức cạnh tranh nội tại của hàng hoá Việt tốt hơn.

Về xúc tiến thương mại, trong thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các ngành hàng, trung tâm xúc tiến thương mại địa phương và đặc biệt là sự hỗ trợ của hệ thống thương vụ Việt Nam trên toàn thế giới thực hiện đa dạng các hoạt động, từ cung cấp thông tin đến kết nối với những nhà nhập khẩu tiềm năng mới. Trong đó, đáng kể nhất là triển khai hoạt động xúc tiến ở những thị trường mới và tiềm năng như Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Phi và thị trường Nam Á.

- Đa dạng thị trường vẫn luôn được coi là giải pháp quan trọng nhằm giữ vững ổn định và mở rộng không gian cho xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại đã triển khai những 'kênh' nào nhằm chung tay thực hiện nhiệm vụ này, hiệu quả ra sao?

Ông Nguyễn Bá Hải: Với nhiệm vụ đầu mối triển khai Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại đã tập trung tổ chức cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế lớn.

Phối hợp với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổng hợp trước nhu cầu của thị trường sở tại và tổ chức đoàn doanh nghiệp sang kết nối giao thương. Trong năm 2024 đã hỗ trợ cho trên 6.000 lượt doanh nghiệp tham gia các hoạt động kết nối giao thương tại thị trường nước ngoài, trong đó tập trung vào tiêu chí người thật - hàng thật - kết nối thật. Theo đó, đã có nhiều biên bản ghi nhớ giá trị hàng chục triệu USD được ký kết. Cục cũng ký biên bản ghi nhớ với các nền tảng thương mại xuyên biên giới lớn nhằm tổ chức quảng bá sản phẩm Việt Nam trên Amazon và Alibaba.

Liên quan đến những hoạt động xuất khẩu tại chỗ, trong những năm gần đây, Cục đã phối hợp với các địa phương ở 6 vùng kinh tế tổ chức chuỗi hội nghị xúc tiến và thúc đẩy xuất nhập khẩu. Tạo nền tảng để giúp các địa phương kết nối trực tiếp với tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội trực tiếp khảo sát và kết nối giao thương với doanh nghiệp tại 6 vùng kinh tế lớn của Việt Nam.

Ngoài ra, Cục cũng tổ chức hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng; xét thương hiệu quốc gia định kỳ 2 năm một lần; thực hiện bản tin xuất khẩu những hoạt động này cũng giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với nguồn thông tin, tìm cơ hội thị trường.

Chung tay thực hiện đồng bộ các giải pháp gỡ khó

- Trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng thị trường, đâu là những khó khăn gặp phải, và từ những khó khăn đã nêu, để hoạt động xúc tiến thương mại đạt hiệu quả như mong muốn, theo ông cần những điều kiện gì và sự đồng lòng ra sao từ các phía?

Sản xuất nhôm xuất khẩu. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Bá Hải: Từ phía doanh nghiệp có nhận thấy, chi phí cho marketing nói riêng, phát triển thị trường nói chung trong cơ cấu tài chính rất thấp. Nguyên do, doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng giá trị gia tăng thấp, biên lợi nhuận mỏng khiến không đủ nguồn lực để đầu tư mạnh mẽ cho công tác xúc tiến xuất khẩu. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế trong tư duy phân tích thị trường, cùng đó là thiếu thông tin, thiếu nhân sự có kinh nghiệm thương mại quốc tế.

Thực tế, có không ít doanh nghiệp chưa hiểu rõ quy tắc xuất xứ hay chuyển đổi mã HS… trong xuất khẩu hàng hóa để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do. Cộng hưởng tất cả những yếu tố trên khiến công tác phát triển thị trường về phía doanh nghiệp còn gặp khó khăn.

Từ phía công tác xúc tiến thương mại. Đầu tiên, xúc tiến thương mại thực hiện theo đề xuất hàng năm mà không tạo được một chương trình dài hạn để cho các doanh nghiệp đăng ký.

Để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa các đơn vị xúc tiến thương mại. Đặc biệt là vai trò của hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, hiệp hội ngành, trung tâm xúc tiến thương mại địa phương… thậm chí của các lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành khi tham gia diễn đàn doanh nghiệp, kết nối đầu tư, thương mại…

Về phía doanh nghiệp, chúng tôi đề nghị luôn trong tư thế sẵn sàng cung ứng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thay đổi sản xuất theo tiêu chuẩn xanh, cùng đó xây dựng kế hoạch kinh phí, nhân lực, định hướng thị trường một cách rõ ràng để đề nghị chúng tôi tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên sâu.

Và cuối cùng, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin một cách hệ thống để trong nước triển khai công tác tuyên truyền. Trước hết là phục vụ cho Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức định kỳ hàng tháng. Cùng đó, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xác minh đối tác ở nước ngoài.

Trân trọng cảm ơn ông!

Cục Xúc tiến thương mại đang phối hợp với Cơ quan Xúc tiến thương mại - đầu tư Hàn Quốc, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản xây dựng bản đồ chuỗi giá trị cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI và nhà nhập khẩu. Từ đó, giúp các doanh nghiệp liên kết, tương tác với nhau để triển khai cung ứng hiệu quả, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu