Thứ hai 23/12/2024 06:47

Xuất khẩu xi măng trong bối cảnh thực thi các FTA

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và trở thành một trong những Tổng công ty xuất khẩu xi măng và clinker đầu tiên.

Ngay từ năm 2010, khi xi măng có dấu hiệu dư thừa do cung vượt cầu, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và trở thành một trong những Tổng công ty xuất khẩu xi măng và clinker đầu tiên. Cho đến nay, thương hiệu, uy tín trong kinh doanh xuất khẩu của VICEM luôn được khách hàng quốc tế ưa chuộng và tin cậy.

Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) là Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xi măng, chiếm 34% - 35% thị phần xi măng cả nước. Với lịch sử hơn 120 năm xây dựng và phát triển kể từ khi xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng đầu tiên và hơn 40 năm thành lập Tổng công ty Xi măng Việt Nam, hiện nay VICEM có 10 nhà máy sản xuất xi măng với 16 dây chuyền, trải dài Bắc - Trung - Nam với năng lực sản xuất khoảng 22 triệu tấn clinker/năm và khoảng 32 triệu tấn xi măng/năm.

Nhà máy Xi măng Hải Phòng

Các năm gần đây, VICEM đã và đang từng bước dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng xuất khẩu xi măng nhằm phát huy công suất nghiền và gia tăng giá trị sản phẩm, thương hiệu. Năm 2021, VICEM xuất khẩu 3,94 triệu tấn xi măng và 5,29 triệu tấn clinker (chiếm 21% thị phần xuất khẩu xi măng và clinker toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu đạt 75,6 triệu USD). Sản lượng xuất khẩu của VICEM 07 tháng đầu năm 2022 đạt 1,93 triệu tấn xi măng và 1,21 triệu tấn clinker (chiếm 17,3% thị phần xuất khẩu toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu đạt 39 triệu USD). Thị trường xuất khẩu chủ lực của VICEM là các quốc gia châu Á (Philippines, Trung Quốc, Bangladesh, Đài Loan, Hồng Kông, Campuchia, Lào), ngoài ra còn có các quốc gia khu vực Nam Mỹ, châu Phi và các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

VICEM có những lợi thế xuất khẩu về thương hiệu, nguồn cung, chất lượng sản phẩm, tính tổ chức và thực hiện xuất khẩu chuyên nghiệp cùng lượng khách hàng quốc tế ổn định, uy tín. Tuy nhiên, công tác xuất khẩu hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn như việc áp đặt hàng rào thuế quan, phi thuế quan của Philippines và Trung Quốc, cước vận chuyển tàu biển và chi phí năng lượng, nguyên nhiên liệu ở Việt Nam tăng cao do ảnh hưởng của giá than, giá xăng dầu thế giới cũng như xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine kể từ tháng 2/2022.

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống và thế hệ mới như EVFTA và CPTPP đang mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với những thị trường mới và tiềm năng nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức khi châu Âu là thị trường khó tính về kiểm soát chất lượng, ô nhiễm môi trường và yêu cầu phải có chứng chỉ tuân thủ theo tiêu chuẩn châu Âu (CE marking) mới được tiêu thụ, trong khi Malaysia vẫn chưa hoàn toàn cắt giảm và xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với xi măng Việt Nam cho đến năm 2024. Ngoài ra, nhiều quốc gia thuộc EVFTA và CPTPP là các quốc gia phát triển với nền tảng cơ sở hạ tầng sẵn có nên nhu cầu nhập khẩu xi măng không nhiều và logistics từ Việt Nam không thuận lợi do chi phí vận chuyển bằng tàu biển hoặc container đang ở mức cao.

Để giải quyết các khó khăn thách thức trên đồng thời tận dụng tối ưu các FTA, đặc biệt FTA thế hệ mới khi thực hiện xuất khẩu, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp phù hợp để thích ứng trong bối cảnh cạnh tranh xuất khẩu:

Hoàn thiện các quy chế, quy trình xuất khẩu theo hướng mở rộng cơ hội tham gia xuất khẩu cho đơn vị thành viên nhưng cũng gia tăng vai trò quản lý của VICEM để triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, xuất khẩu một cách bền vững và gia tăng hiệu quả.

Nhà máy Xi măng Bút Sơn

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Singapore và thị trường có nhiều rào cản kỹ thuật như Châu Âu, Trung Quốc. Thương hiệu VICEM “Thách thức thời gian” đã khẳng định tầm cao mới trên thị trường Quốc tế. Nghiên cứu, cập nhật các quy định về thương mại và pháp luật của thị trường nhập khẩu để hạn chế các khiếu kiện thương mại trong quá trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.

Tuy nhiên, nỗ lực phát triển thị trường xuất khẩu từ một doanh nghiệp là chưa đủ và rất cần sự hỗ trợ của Bộ Công Thươngtrong công tác phát triển thị trường xuất khẩu thông qua việc giới thiệu VICEM với các thương vụ, tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng và đơn hàng nhập khẩu, đặc biệt là các quốc gia thuộc hiệp định tự do thế hệ mới.

Theo tìm hiểu của VICEM, nhu cầu xi măng xây dựng cơ sở hạ tầng, tái thiết đất nước của Ukraina rất cao. Do vậy, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường này ngay khi xung đột Nga – Ukraina kết thúc. Song song với đó, hướng dẫn, hỗ trợ VICEM hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận “tuân thủ tiêu chuẩn châu Âu - CE Marking” để xuất khẩu xi măng vào thị trường châu Âu.

Đối với vụ việc điều tra bán phá giá đối với xi măng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Philippines, VICEM đề nghị Cục Phòng vệ Thương mại - Bộ Công Thương tiếp tục tư vấn, hỗ trợ VICEM ứng phó với vụ việc điều tra bán phá giá đối với xi măng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Philippines. Ngoài ra, tổ chức các buổi tọa đàm, hướng dẫn doanh nghiệp kinh nghiệm khi tham gia vào thị trường mới trong bối cảnh xu hướng gia tăng bảo hộ và hàng rào kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu.

Các hiệp định thương mại tự do truyền thống và thế hệ mới đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam nhưng cũng đi kèm với rủi ro do doanh nghiệp thiếu thông tin và kinh nghiệm. Vì vậy, Tổng công ty Xi măng Việt Nam mong muốn Chính phủ, Bộ, ban, ngành và hiệp hội tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu xi măng một cách bền vững.

Ông Ngô Đức Lưu Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM)

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tận dụng tối đa cơ hội từ Cổng FTAP

Khối EFTA và Thái Lan kết thúc đàm phán FTA: Dấu ấn hợp tác kinh tế châu Âu - Đông Nam Á

FTA Index: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyên gia nêu giải pháp tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA

FTA Index: Động lực đổi mới để doanh nghiệp và địa phương hội nhập hiệu quả

Hiệp định thương mại tự do (FTA): ‘Đòn bẩy' cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Lãnh đạo Lefaso 'hiến kế' để Cổng FTAP mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp, địa phương

Cổng FTAP: Địa chỉ tin cậy giúp doanh nghiệp, địa phương tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Chuyên gia 'hiến kế' để FTA Index giúp doanh nghiệp, địa phương hội nhập hiệu quả

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

'Xanh hóa' để làm chủ 'cuộc chơi' trong Hiệp định RCEP

FTA Index - động lực để Hải Phòng tăng thu hút đầu tư chất lượng cao

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

RCEP - cầu nối giao thương, thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc