Tăng cường nguồn lực cho phòng vệ thương mại đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Hội nhập kinh tế quốc tế, công tác phòng vệ thương mại cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: 20 năm qua, công tác phòng vệ thương mại là một điểm sáng

Doanh nghiệp chủ động vượt rào cản phòng vệ thương mại

Năm 2002, khi Hoa Kỳ tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, basa và tôm nước ấm của Việt Nam các doanh nghiệp đều hết sức lúng túng và ngơ ngác, do chưa nhận thức và nắm rõ về biện pháp phòng vệ thương mại.

Từ dấu mốc đó, đến nay, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) - nhận định, doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển biến về nhận thức, đặc biệt đã có những biện pháp hạn chế ảnh hưởng từ biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc đa dạng hoá thị trường, không bỏ trứng vào một giỏ, nhằm tránh các rủi ro, cũng như tích cực chuẩn hoá chuỗi sản xuất, gia cố năng lực cạnh tranh.

Tăng cường nguồn lực cho công tác phòng vệ thương mại tương ứng với nhu cầu thực tiễn
Phiên thảo luận phòng vệ thương mại, pháp luật, kinh nghiệm từ thực tiễn và xu hướng tại Hội nghị Tổng kết 20 năm công tác phòng vệ thương mại của Việt Nam

Do các nước đều có chủ trương phát triển và bảo hộ ngành sản xuất nội địa, trong khi thép lại là ngành công nghiệp cơ bản, vì thế ngành thép của Việt Nam cũng đã sớm phải đối mặt với các vụ kiện về phòng vệ thương mại, trong đó sớm nhất là vào năm 2004 khi Ủy ban châu Âu (EC) tiến hành khởi kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép ống của Việt Nam.

Trong thời gian từ năm 2004 – 7/2022, theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nước ngoài kiện thép xuất khẩu của Việt Nam với tổng số 68 vụ việc; trong đó, kiện chống bán phá giá 38 vụ, kiện chống trợ cấp 3 vụ, kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp 6 vụ, kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ 13 vụ, kiện chống lẩn tránh thuế 8 vụ. Những vụ kiện này hầu hết đến từ các thị trường trụ cột trong xuất khẩu thép của Việt Nam như Mỹ, EU, một số nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, gần đây, Mexico, Hoa Kỳ nổi lên là thị trường khởi xướng nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại do kim ngạch xuất khẩu thép Việt Nam sang thị trường này gia tăng nhanh.

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam – ông Nghiêm Xuân Đa cho hay, cách đây 7 năm, khái niệm phòng vệ thương mại còn rất mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thép còn rất hoang mang, lúng túng và thập chí buông bỏ vì chưa có nhiều kinh nghiệm đối mặt với các vấn đề này. Tuy nhiên, sau một thời gian đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, từ các bài học thực tế rút ra, các doanh nghiệp về cơ bản đã làm quen với quy trình của một vụ kiện.

Hiện tại, nhận thức và tư duy về phòng vệ thương mại của ngành thép Việt Nam đã có những sự phát triển mạnh mẽ. “Một mặt, ngành thép luôn chủ động thu thập thông tin, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong các vụ việc kháng kiện, mặt khác, các doanh nghiệp cũng chủ động tìm kiếm cơ hội trong chính các vụ việc phòng vệ thương mại”- ông Đa nói.

Bên cạnh đó, theo ông Nghiêm Xuân Đa, sau thời gian ban đầu chủ yếu đứng ở vai trò bị động của người bị kiện trong các vụ việc phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam cũng đã chủ động phát hiện các hành vi thương mại không lành mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu tại chính thị trường nội địa của Việt Nam để xây dựng hồ sơ và đề nghị Bộ Công Thương khởi xướng điều tra.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết, vì thế, theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, phòng vệ thương mại sẽ là công cụ để các quốc gia bảo vệ hàng hoá trong nước cũng như định hình thị trường, dẫn tới nguy cơ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam ngày càng lớn. Bên cạnh đó là nguy cơ từ sự thay đổi của chính sách pháp luật, chính sách phòng vệ thương mại từ thị trường nhập khẩu.

Từ thách thức đặt ra, bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh, càng tự do hoá chúng ta càng đối mặt với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại hơn, nên doanh nghiệp cần làm quen với các biện pháp này. “Đây là một thực tế và là câu chuyện dài, doanh nghiệp phải chấp nhận và có giải pháp ứng phó hiệu quả, trong đó phải thúc đẩy chuẩn hoá quy trình sản xuất, kế toán, sổ sách…”- bà Trang khuyến nghị.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng vệ thương mại

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được công tác phòng vệ thương mại còn nhiều hạn chế. Trong đó, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương - ông Lê Triệu Dũng cho hay, số lượng hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã có dấu hiệu gia tăng so với giai đoạn trước năm 2011. Tuy nhiên, so sánh với tương quan số lượng vụ việc mà các Cơ quan điều tra quốc tế tiến hành, số lượng hồ sơ yêu cầu tại Việt Nam vẫn còn hạn chế; nhận thức và mức độ hợp tác của doanh nghiệp trong nước chưa cao.

Mặt khác, hiện các văn bản pháp luật hiện nay về phòng vệ thương mại của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số điểm cần tiếp tục được hoàn thiện, sửa đổi để bám sát tình hình thực tế, đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của WTO và các Hiệp định FTA mới ký kết; thẩm quyền và nguồn nhân lực của Cơ quan phòng vệ thương mại chưa tương xứng với sự gia tăng số lượng vụ việc khởi kiện và kháng kiện phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả của công tác phòng vệ thương mại.

Trước các thách thức cũng đặt ra đối với công tác phòng vệ thương mại, ông Ngô Đức Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho rằng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng vệ thương mại là một trong những nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ. “Dự báo nền kinh tế toàn cầu dự báo sẽ gặp những khó khăn mới, các quốc gia gia tăng sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát tổng thể các quy định, các văn bản pháp luật nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của phòng vệ thương mại”- ông Minh cho hay.

Cùng với các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài, ông Đào Duy Tám – Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho rằng, dự kiến xu hướng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ ngày càng phức tạp, cũng như xu hướng về điện tử hoá trong xuất nhập khẩu ngày càng tăng, vì thế, cần đưa ra quy định về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hoá đối với mặt hàng thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích cho ngành sản xuất trong nước.

Dựa trên kết quả phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại trong cung cấp thông tin phục vụ hoạt động điều tra phòng vệ thương mại, triển khai các quy định về phòng vệ thương mại; hướng dẫn thủ tục nộp, hoàn trả các loại thuế phòng vệ thương mại, theo ông Đào Duy Tám, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương cần bổ sung quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trường hợp mặt hàng được áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; tăng cường phối hợp trong thu thập, đánh giá các thông tin rủi ro gian lận lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mạị; xây dựng cơ chế phối hợp với các Hiệp hội để cung cấp thông tin kịp thời về ngành nghề, về dấu hiệu gian lận để lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại…

Giai đoạn tới, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phòng vệ thương mại trên thế giới và tại Việt Nam, ông Lê Triệu Dũng nêu rõ, cần nghiên cứu, rà soát và hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật trong nước về phòng vệ thương mại, trong đó có việc xem xét sửa đổi Luật Quản lý Ngoại thương hoặc xây dựng Luật Phòng vệ thương mại để đảm bảo đồng bộ, phù hợp và thống nhất với các cam kết quốc tế, bám sát thực tiễn, bảo vệ tốt nhất lợi ích của nền kinh tế.

Ngoài ra, cơ quản quản lý nhà nước và các ngành sản xuất cần có chiến lược lâu dài về việc tập trung nâng cao năng lực phòng vệ thương mại; tận dụng các công cụ phòng vệ thương mại được WTO cho phép nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh bất bình đẳng và gay gắt của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài; cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện thể chế về phòng vệ thương mại thông qua nghiên cứu kinh nghiệm mô hình Cơ quan Phòng vệ thương mại của các nước, từ đó hoàn thiện mô hình cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại, tăng cường nguồn lực cho công tác phòng vệ thương mại tương ứng với nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam.

Thời gian tới, ông Lê Triệu Dũng cho biết, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ ngành liên quan để giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động của biện pháp phòng vệ thương mại. Đẩy mạnh thực hiện công tác cảnh báo sớm, để giúp các ngành hàng không bị động trước các vụ việc phòng vệ thương mại; tăng cường tuyên truyền về phòng vệ thương mại tới doanh nghiệp, ngành ngành, địa phương; củng cố cơ chế phối hợp thống nhất, xuyên suốt xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương; giữa các cơ quan trong nước và ngoài nước; giữa các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội.
Hoa Quỳnh - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Khu gian hàng của TP. Hà Nội tại Hội chợ Công nghiệp, Thương mại vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang năm 2024 thu hút đông đảo người tiêu dùng cả nước.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số (hệ thống CRM) là công cụ hỗ trợ các địa phương, ngành hàng tổ chức xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hiệu quả hơn.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

Hơn 350 doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi Triển lãm quốc tế sản phẩm và đồ chơi trẻ em (IBTE 2024) và Triển lãm quà tặng & đồ gia dụng (IGHE 2024).
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Home 2024 đều tổ chức khuyến mãi, giảm giá từ 10 - 50% tất cả dòng sản phẩm để kích cầu tiêu dùng cuối năm.
Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động