Thứ bảy 10/05/2025 00:46

Phòng vệ thương mại góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước

Bộ Công Thương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước.

Trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Đã phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài và đã đem lại những kết quả tích cực, nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Theo ước tính, các biện pháp phòng vệ thương mại đã góp phần đảm bảo việc làm của gần 150.000 người lao động. Ngoài ra, trong năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước xử lý 16 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu.

Nhờ có hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại, một số ngành sản xuất như thép mạ, phân bón DAP/MAP... đã cho thấy những con số phục hồi tích cực đến mức trong năm 2022, Bộ Công Thương đã quyết định không cần thiết phải tiếp tục duy trì biện pháp phòng vệ thương mại đối với những mặt hàng này.

Theo ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như tránh thiệt hại cho hàng hoá hóa trong nước do sự gia tăng của hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thông qua các hoạt động của Đề án như: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại, Tăng tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ; nâng cao năng lực về phòng vệ thương trong bối cảnh tham gia các FTA... Tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, địa phương để phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại đến cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể nắm vững được các nguyên tắc cơ bản của việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; khả năng tác động đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu; hoạt động cần triển khai khi trở thành đối tượng bị điều tra để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động như: Đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, cảnh báo sớm, sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; tiếp tục trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài khi phát hiện trong hoạt động điều tra có điểm chưa phù hợp với các quy định của WTO...

Đồng thời, để tiếp tục đem lại hiệu quả tích cực cũng như giúp các ngành sản xuất trong nước khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra, giữ vững sản xuất và từng bước phát triển, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, tích cực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại.

Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước thông qua việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

.

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Đại hội Chi bộ Cục Phòng vệ thương mại nhiệm kỳ 2025-2030

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng Việt Nam tại Hoa Kỳ

Rút đơn rà soát thuế xi măng Việt Nam tại Philippines

EU không áp thuế với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Kết quả rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ với đường mía nhập khẩu

Quy định mới về phòng vệ thương mại Hoa Kỳ năm 2025

Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt khó trên thị trường quốc tế

Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối với tôn kẽm

Canada kết luận rà soát giá trị thông thường ống dẫn dầu

Thái Lan rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá thép

Phòng vệ thương mại: Biến ‘nguy’ thành ‘cơ’ trước ‘bão’ thương trường

Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thoả thuận giải quyết vụ tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Cảnh báo sớm giúp doanh nghiệp thuỷ sản vượt qua khó khăn

Doanh nghiệp gỗ tạo sức mạnh ‘bó đũa’ ứng phó phòng vệ

Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội