Thứ tư 14/05/2025 20:23

Xuất khẩu tôm sang Asean: Dư địa còn lớn

Với lợi thế về thuế quan từ các hiệp định đã được ký kết, ASEAN là thị trường xuất khẩu (XK) tiềm năng của tôm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Mặc dù được đánh giá là tiềm năng nhưng XK tôm của Việt Nam sang thị trường ASEAN vẫn chưa ổn định. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), XK tôm Việt Nam sang ASEAN từ đầu năm đến nay chỉ tăng trưởng dương trong các tháng 2, 3 và 4, các tháng còn lại đều giảm. Tính đến tháng 10/2020, XK tôm Việt Nam sang thị trường này mới đạt 37,5 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore và Campuchia là hai thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối ASEAN, lần lượt chiếm 48% và 19% tổng XK tôm Việt Nam sang ASEAN. 10 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Singapore chỉ đạt 18,2 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái còn Campuchia đạt 7,2 triệu USD, tăng 2,149% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên DN chọn xuất theo đường chính ngạch nhiều hơn thay vì xuất theo đường biên mậu như trước đó. VASEP nhận định, ASEAN hiện đang là một trong những thị trường XK quan trọng của ngành thủy sản do được hưởng những ưu đãi từ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và các hiệp định liên quan.

Hiện ASEAN đang là thị trường nhập khẩu tôm đứng thứ 8, chiếm 2,1% tổng giá trị XK tôm Việt Nam và đang có nhiều cơ hội tăng thị phần khi nguồn cung tôm của nhiều quốc gia trên thế giới đang bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19. Bên cạnh các lợi thế đến từ các FTAs và do việc kiểm soát tốt dịch Covid-19 tạo ra tính ổn định trong hoạt động nuôi trồng, chế biến và XK, tôm Việt Nam cũng chịu cạnh tranh lớn từ Indonesia tại các thị trường Mỹ, EU, với Ấn Độ tại thị trường Nhật Bản… Do đó, việc đẩy mạnh phát triển thị trường ASEAN là hướng đi của nhiều DN và cũng là phương án tốt cho việc mở rộng thị trường XK, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường.

Theo Bộ Công Thương, ASEAN không chỉ là thị trường gần gũi với Việt Nam về địa lý, mà còn có sự tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng. Khu vực này có tổng dân số 636 triệu người, GDP đạt 2.760 tỷ USD. Do vậy, dư địa để tăng trưởng XK của nhiều hàng hóa trong nước trong đó có mặt hàng tôm còn rất lớn.

VASEP khuyến nghị, các DN cần lưu ý đảm bảo chất lượng ổn định để duy trì bền vững những lợi thế hiện có.
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh