Xuất khẩu thủy sản vượt khó tăng trưởng dương trong quý I

Thị trường dần hồi phục cùng với xu hướng tiêu dùng sản phẩm thủy sản có hạn sử dụng lâu gia tăng đang tạo động lực giúp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng trưởng dương trong quý I/2021. Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 4/2021 sẽ tăng khoảng 10%, đạt mức 680 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay lên mức 2,32 tỷ USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ 2020.
Xuất khẩu thủy sản năm 2021: Cần tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm xuất khẩu Xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 sẽ tăng 10%?

Theo thống kê sơ bộ của Hải quan, xuất khẩu thủy sản đến nửa đầu tháng 3/2021 đạt 326,3 triệu USD. Như vậy, ước tính xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Lũy kế kim ngạch xuất khẩu quý I/2021 sẽ đạt khoảng 1,64 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định là một sự cố gắng lớn của doanh nghiệp trong ngành.

Xuất khẩu thủy sản vượt khó tăng trưởng dương trong quý I
Xuất khẩu thủy sản đang phục hồi tích cực

Phân tích cụ thể, VASEP chỉ ra rằng, trong 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu thủy sản cả nước đã phải chịu nhiều tác động từ yếu tố khách quan. Theo đó, chi phí sản xuất thủy sản đã tăng đáng kể, chưa kể tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vân tải lên cao, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ, EU. Ngoài ra, vấn đề logistics khó khăn cũng làm tắc nghẽn tại các cảng nhập khẩu chính của Trung Quốc, cùng với việc thị trường này siết chặt kiểm tra, kiểm soát Covid-19 đối với hàng thủy sản càng khiến cho xuất khẩu thủy sản thêm khó khăn. Chính vì thế, việc xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ trong quý I là tín hiệu đáng mừng, cho thấy doanh nghiệp đã có những giải pháp thích nghi để sống chung với dịch bệnh.

Cũng theo VASEP, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tôm và cá tra có giá trị tương đối cao. Trong đó, xuất khẩu tôm sau khi tăng 16% trong tháng 1, thì tháng 2 đã giảm 19% nhưng sang tháng 3 đã dần phục hồi với mức tăng 10%, đạt 270 triệu USD. Ước tính hết quý I/2021 xuất khẩu tôm đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ. Tương tự với cá tra, xuất khẩu quý I đạt khoảng 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, dịch Covid vẫn nghiêm trọng ở nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam, làm giảm nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực nhưng đồng thời sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá phù hợp với xu hướng sụt giảm thu nhập, kinh tế của các nước lại tăng lên. Do vậy xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp, chả cá, surimi có chiều hướng gia tăng, góp phần cho bức tranh xuất khẩu thủy sản quý I và những tháng tiếp theo lạc quan hơn.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký của VASEP - cho biết, chính các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đang tạo động lực giúp xuất khẩu thủy sản phục hồi mạnh mẽ trong các tháng qua. Hiện top 10 thị trường dẫn đầu nhập thủy sản của Việt Nam đang chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và hầu hết lấy lại được “phong độ” tăng trưởng trong các tháng đầu năm nay. Đặc biệt, thị trường Mỹ đã tăng từ 10 - 25% sau Tết, Canada tăng mạnh lên đến 31%, thậm chí một số nước như Italy, Peru mức tăng đạt đến hơn 100%, còn lại những thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc đều có mức tăng gần 10%... Sự đảo chiều này cho thấy sau khi tình hình dịch bệnh phần nào được kiểm soát, nhu cầu tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy hải sản đã tăng trở lại. Đồng thời, FTA Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã cho thấy sự phát huy hiệu quả bởi hầu hết các nước tham gia hiệp định với Việt Nam đều có kim ngạch xuất khẩu dương.

Ngoài CPTPP, ông Hòe cho biết, ngành thủy sản cũng đang rất kỳ vọng vào Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Lý do, Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn, truyền thống của Việt Nam. Với RCEP, việc tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn. “Chúng tôi theo dõi và thấy thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu tốt hơn thời gian trước và đây là cơ sở để thủy sản xuất khẩu sẽ tận dụng tốt hơn FTA mới này” - ông Hòe cho biết.

Theo VASEP, ngay từ sau Tết, hiệp hội đã dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tốc mạnh từ tháng 3/2021 do các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị kỹ về nguồn cung, vùng nguyên liệu để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2021. VASEP tin tưởng, với sự chủ động của doanh nghiệp, tín hiệu tích cực của thị trường cùng tác động từ các FTA, trong năm nay tình hình xuất khẩu sẽ khả quan hơn năm 2020.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động