Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
9 tháng năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỷ USD 2 lý do khiến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lo ngại không 'về đích' như kỳ vọng

Xuất khẩu thu về hàng chục tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 10 tháng đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng mặt hàng gỗ và lâm sản, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%; thặng dư xuất khẩu 11,75 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023.

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%,
10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: N.H

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo các chuyên gia, xuất khẩu gỗ và lâm sản cũng đang đối diện với bài toán thiếu bền vững. Ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phòng Chế biến và thương mại lâm sản - Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho biết, ảnh hưởng từ biến động toàn cầu, các biến động như dịch bệnh (Covid-19), thiên tai, đặc biệt là xung đột chính trị trên thế giới đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí nhiên liệu, vận chuyển leo thang khiến giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh, thúc đẩy ngành chế biến gỗ chuyển sang sử dụng gỗ nguyên liệu trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

Bên cạnh đó, hiện tại, Việt Nam khai thác hơn 20 triệu m³ gỗ từ rừng trồng sản xuất mỗi năm, đáp ứng khoảng 75% nhu cầu gỗ nguyên liệu của ngành chế biến gỗ. Tuy nhiên, khoảng 70% lượng gỗ này là gỗ nhỏ, chỉ phù hợp cho sản xuất dăm gỗ và viên nén gỗ, chưa phù hợp về chất lượng và quy cách sản phẩm để chế biến sâu, chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu cao cấp.

Những thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc (chiếm hơn 90% giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam) ngày càng áp dụng chặt chẽ các quy định về gỗ hợp pháp, và yêu cầu chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Do đó, để duy trì và mở rộng các thị trường xuất khẩu này, việc phát triển nguồn gỗ nguyên liệu từ các diện tích rừng được cấp chứng chỉ là điều kiện tiên quyết.

Tuy nhiên, chi phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng là khá cao, đặc biệt đối với các hộ nông dân có diện tích manh mún, ở vùng sâu, vùng xa. Hiện, cả nước có hơn 1 triệu chủ rừng, quản lý trên 45,5% diện tích rừng trồng sản xuất (tương đương 1,82 triệu ha), là những hộ có nguồn lực tài chính hạn chế, khó có thể tự mình huy động được nguồn vốn trong việc thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Cần đầy mạnh liên kết, phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Về phát triển trồng rừng sản xuất gỗ lớn, đến nay, cả nước đã trồng và chuyển hoá được 445.480 ha rừng trồng gỗ lớn. Trong đó, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ đạt 234.847 ha, cao nhất trên toàn quốc, chiếm 52,7 %. Khu vực này cũng có gần 105 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chiếm gần 20,4% diện tích rừng được cấp chứng chỉ trong cả nước.

Vùng Bắc Trung bộ cũng đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút doanh nghiệp hợp tác, liên kết với chủ rừng đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chỉ sau vùng Đông Bắc, nhưng sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.

Cụ thể, diện tích rừng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững do sự hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và chủ rừng chỉ chiếm trên 3,5% diện tích rừng trồng của cả vùng, 44% diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững của cả vùng.

Việc phát triển hợp tác, liên kết, đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững tại vùng Bắc Trung bộ vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhất định. Theo đó, chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm hợp tác, liên kết với chủ rừng đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng nhận quản lý rừng bền vững và bao tiêu sản phẩm. Có thời điểm, giá bán gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững chênh không nhiều so với gỗ không có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, không tương xứng với chi phí bỏ ra để làm chứng chỉ quản lý rừng bền vững;...

Bên cạnh đó là những khó khăn về đất đai và hạ tầng. Theo đó, diện tích đất đã giao cho các hộ gia đình nhỏ lẻ, khó tạo được vùng nguyên liệu lớn, gây khó cho việc thu mua và vận chuyển đến nơi chế biến.

Việc tích tụ đất đai để có quy mô đủ lớn cho sản xuất hàng hóa khó thực hiện do các quy định về hạn điền; người dân vẫn còn tư tưởng làm ăn nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết lâu dài bền vững. Công tác quy hoạch lâm nghiệp còn hạn chế, việc giao đất vẫn còn tình trạng tranh chấp, chồng chéo gây khó khăn cho phát triển vùng quy hoạch phát triển trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu.

Việc vay vốn từ các ngân hàng thủ tục còn khó khăn, thời gian cho vay ngắn, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp nên các doanh nghiệp và hộ gia đình khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo các chính sách hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Chính sách liên kết phát triển vùng nguyên liệu, thu mua lâm sản hiện nay chưa khuyến khích được doanh nghiệp và người dân tham gia.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, việc hợp tác và liên kết đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững là xu hướng tất yếu và rất cần thiết đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ. "Phát triển trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững là cách để Việt Nam không chỉ chủ động nguồn nguyên liệu mà còn đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe từ các thị trường nhập khẩu", ông Triệu Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp – nhận định.

Để thu hút hợp tác liên kết trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, các chuyên gia khuyến nghị, các địa phương cần rà soát, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả các chính hỗ trợ tạo điều kiện, thu hút doanh nghiệp, chủ rừng tham gia vào hợp tác, liên kết đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Bên cạnh đó, kịp thời đánh giá, tổng kết các mô hình hợp tác, liên kết đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững hoạt động có hiệu quả, làm cơ sở để nhân rộng. Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức hội nghị, hội chợ triển lãm... nhằm quảng bá sản phẩm và xúc tiến các thành phần kinh tế tham gia hợp tác, liên kết đầu tư trồng rừng sản xuất gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững gắn với chế biến và thị trường xuất khẩu.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 đạt 384.719 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk.
Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Đà Nẵng đang nỗ lực tăng ca để kịp xuất những container hàng cuối cùng trước năm mới 2025, hoàn thành vượt mục tiêu năm 2024.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các công cụ chính sách, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu Chính phủ giao.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu hàng hóa đứng trước nhiều thách thức khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách nhập khẩu đòi hỏi sự chuẩn bị từ sớm, từ xa của các doanh nghiệp, ngành hàng.
Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa tổ chức đoàn công tác sang thị trường Trung Quốc nhằm triển khai loạt hoạt động đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu quế thu về gần 250 triệu USD.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 185,4 tỷ USD, gần tiệm cận con số 200 tỷ USD kỷ lục từ trước đến nay.
Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng 15,4%, cán cân thương mại xuất siêu 24,31 tỷ USD. Năm 2024 sẽ là năm thứ 9 Việt Nam duy trì trạng thái xuất siêu
Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

Xuất khẩu cà phê 11 tháng năm 2024 thu về 4,84 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 4,84 tỷ USD, giảm 15,4% về lượng, nhưng tăng 32,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

11 tháng năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vượt kết quả của năm 2023

Theo Tổng cục Thống kê, sau 11 tháng năm 2024, thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt 122,4 tỷ USD, tăng trưởng mạnh ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.
Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Xuất khẩu rau, quả đạt mức cao nhất từ trước đến nay

11 tháng, xuất khẩu rau, quả đạt 6,66 tỷ USD - mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, cả năm 2024 có thể thu về 7,2 tỷ USD.
Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Ngành gỗ Việt Nam trước thay đổi của thị trường xuất khẩu

Hoa Kỳ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) đạt 3.933 tấn, tăng mạnh so với con số 129 tấn cùng kỳ năm trước.
Inphographic | Xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024

Inphographic | Xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2024

Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4%, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD

Theo báo cáo Tổng cục Thống kê cập nhật sáng 6/12, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vượt qua khó khăn, xuất khẩu sợi của Việt Nam tăng trưởng 2,85% trong năm 2024

Vượt qua khó khăn, xuất khẩu sợi của Việt Nam tăng trưởng 2,85% trong năm 2024

Năm 2024, xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam ước đạt 4,48 tỷ USD, tăng 2,85% so với năm 2023. Đây là con số rất tích cực trong bối cảnh quá khó khăn cho ngành.
Xuất khẩu hạt điều sang Thuỵ Điển: Thương vụ khuyến cáo gì cho doanh nghiệp?

Xuất khẩu hạt điều sang Thuỵ Điển: Thương vụ khuyến cáo gì cho doanh nghiệp?

Hạt điều là một trong những sản phẩm Việt Nam được thị trường Thuỵ Điển ưa chuộng, song đây cũng là thị trường có nhiều đòi hỏi về chất lượng sản phẩm.
Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Xuất khẩu 2024 dự báo tăng cao nhất kể từ năm 2021

Báo cáo mới công bố của UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam năm nay sẽ tăng 18%, cao nhất kể từ năm 2021.
Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

Xuất khẩu gạo 11 tháng đạt hơn 5,3 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo đạt gần 8,5 triệu tấn với 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản chính thức vượt đích 2024

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2024 đạt 56,74 tỷ USD, con số này đã vượt đích mà ngành nông nghiệp đã đặt ra cho năm nay.
Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Chuyên gia Hoa Kỳ khuyến nghị gì cho logistics Việt Nam?

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, GS.TS John Kent - Trường Đại học Arkaansas (Hoa Kỳ) đã có nhiều khuyến nghị để phát triển ngành logistics tại Việt Nam.
90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan

90% thương mại toàn cầu bị tác động bởi các biện pháp phi thuế quan, đồng thời hạn chế thương mại gấp 3 lần các biện pháp thuế quan.
Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động