Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam Chiến lược tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu thủy sản tại Vương quốc Anh

Sáng ngày 1/11, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thông tin, xuất khẩu thủy sản tháng 10 đã tăng mạnh trở lại đạt mức 1 tỷ USD, một dấu mốc đáng mừng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Lũy kế tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản đạt 8,27 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo chia sẻ của bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông VASEP, trong bối cảnh các thị trường chủ lực gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, xuất khẩu của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong tháng 10.

Đặc biệt, xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) bùng nổ với mức tăng 37%, khẳng định vị thế là thị trường lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng. Các thị trường khác cũng không kém phần sôi động: Xuất khẩu sang Mỹ tăng 31%, Nhật Bản tăng 22%, EU tăng 27%, trong khi Hàn Quốc tăng khiêm tốn hơn với 13%.

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD - (Ảnh: VASEP)

Tính đến cuối tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Mỹ đã chạm ngưỡng 1,5 tỷ USD. Đáng chú ý, xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) có khả năng vượt Mỹ trong những tháng cuối năm, nếu đà tăng trưởng 20% của 10 tháng qua được duy trì. Nếu tiếp tục giữ vững mức tăng này, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) có thể trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất thủy sản Việt Nam vào cuối năm 2024.

“Dù nền kinh tế châu Âu hồi phục chậm hơn so với Mỹ và Trung Quốc, nhưng tín hiệu tích cực từ mức tiêu thụ và giá nhập khẩu thủy sản đang dần hồi phục, cho thấy triển vọng khả quan cho doanh nghiệp Việt Nam. Đến cuối tháng 10/2024, xuất khẩu sang EU đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái”, đại diện VESEP cho biết.

Ngược lại, xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn từ 1,5% đến 2%. Những yếu tố như lạm phát kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng tại hai thị trường này. Nhật Bản, từng là một trong hai thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, đã tụt xuống vị trí thứ ba vào năm 2024, với kim ngạch đạt 1,25 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, trong khi Hàn Quốc chỉ đạt 646 triệu USD.

Trong bối cảnh đó, tôm và cá tra là hai mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn trong năm 2024. Tính đến cuối tháng 10/2024, xuất khẩu tôm đã đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 13%, trong khi cá tra gần 1,7 tỷ USD, tăng 10%. Chỉ riêng trong tháng 10, xuất khẩu tôm và cá tra đã có sự bứt phá mạnh mẽ, với mức tăng lần lượt là 26% và 24%, vượt xa cá ngừ và mực bạch tuộc.

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD
Tôm và cá tra là hai mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn trong năm 2024 - (Ảnh: Diệu Linh).

“Một tin vui cho ngành tôm Việt Nam là vào ngày 22/10/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ (CVD) cho tôm nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam, trong đó, mức thuế suất cho tôm Việt Nam là 2,84%, thấp hơn đáng kể so với 4,36% của Ấn Độ và 7,55% của Ecuador. Đây là lợi thế cạnh tranh quan trọng cho tôm Việt Nam tại thị trường Mỹ.

Dù ngành tôm và cá tra đang trong mùa cao điểm nhập khẩu, nhưng vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước. Các doanh nghiệp cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu dự trữ và các nguồn cung thay thế để tận dụng tối đa cơ hội trên thị trường”, đại diện VESEP đánh giá.

Trong nhóm sản phẩm hải sản, cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ từ đầu năm. Trong tháng 10, xuất khẩu cua ghẹ và các giáp xác khác tăng 58%, trong khi nhuyễn thể có vỏ tăng tới 138%. Tính chung 10 tháng đầu năm, hai nhóm sản phẩm này đã đạt doanh thu lần lượt là 267 triệu USD và 173 triệu USD, tăng 66% và 58% so với năm 2023. Bị giảm nhập khẩu thủy sản từ Mỹ, nhất là những nhóm hàng cao cấp, Trung Quốc gia tăng nhập khẩu từ Việt Nam, tạo ra cơ hội cho 2 nhóm sản phẩm này.

Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc dù ghi nhận tăng trưởng dương trong tháng 10 nhưng có chiều hướng chững lại so với giai đoạn nửa đầu năm bởi tác động của những quy định tại Nghị định 37 về các quy định kiểm soát hải sản khai thác, khiến việc làm xác nhận, chứng nhận thủy sản tại nhiều cảng cá bị đình trệ. Riêng với cá ngừ vằn – nguyên liệu chính để chế biến đóng hộp – bị ách tắc hoàn toàn từ khâu khai thác, vì ngư dân sợ vi phạm quy định kích thước tối thiểu cá ngừ vằn 0,5m hoặc khai thác về cũng không bán được cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.

"Ngành hải sản khai thác đang phấp phỏng chờ đợi và hy vọng có kết quả tích cực hơn sau chương trình thanh tra IUU của EU dự kiến vào tháng 11/2024. Nếu kịch bản thuận lợi, thì hy vọng xuất khẩu cá ngừ năm nay có thể cán đích 1 tỷ USD như năm 2022", đại diện VESEP nhấn mạnh.

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.274 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động