Thứ hai 23/12/2024 06:58

Xuất khẩu thủy sản sang Nga: Chưa khai thác hết tiềm năng

Với những ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN- EAEUFTA), hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng có khả năng cạnh tranh cao hơn tại thị trường Nga. Tuy nhiên, thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nga tăng chậm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 11/2021, XK thủy sản Việt Nam sang Nga đạt gần 150 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Với những ưu đãi về thuế quan theo VN- EAEUFTA, hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng có khả năng cạnh tranh cao hơn tại thị trường Nga. Tuy nhiên, thị trường này chiếm chưa tới 2% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Bà Tô ThịTường Lan - Phó Tổng thư ký VASEP - đánh giá, sau 5 năm triển khai thực hiện VN- EAEUFTA, Liên bang Nga là thị trường được doanh nghiệp (DN) Việt Nam quan tâm nhất, tuy nhiên, số DN được cấp phép XK vào thị trường này còn hạn chế, thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài..., việc giải trình và khắc phục đối với những lô hàng bị cảnh báo, gỡ bỏ lệnh hạn chế XK của DN vẫn chưa được xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng đến quy trình XK của DN. Khó khăn nổi cộm DN phải đối mặt hiện nay là chi phí vận tải, cước vận chuyển tăng từ 12 - 15%; thanh toán bằng đồng USD nên việc tỷ giá giữa đồng Rub và đồng USD không ổn định đã tác động đáng kể đến XK của DN. Đáng chú ý, các hàng rào phi thuế quan như quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch chất lượng của Nga khá chặt chẽ theo quy định riêng của Nga cũng như theo VN- EAEUFTA...

Để thúc đẩy XK thủy sản vào thị trường Nga, bà Tô Thị Tường Lan kiến nghị, thời gian tới, cần tăng cường trao đổi hợp tác nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thanh toán song phương bằng đồng nội tệ như Nga đang áp dụng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… Đồng thời, xem xét mở đường vận chuyển liên vận giữa Việt Nam - EAEU bằng đường tàu hỏa để giảm áp lực khi vận chuyển bằng đường tàu biển đang rất khó khăn; Cơ quan Giám sát Kiểm dịch và Thú y Liên bang Nga (FSVPS) xem xét tăng lượng DN thủy sản Việt Nam được XK vào thị trường này. Cục Quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) và FSVPS cần rút ngắn thời gian giải trình lô hàng bị cảnh báo để các DN sớm XK trở lại; xem xét quy trình kiểm soát gần với thông lệ quốc tế...

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024