Thứ hai 23/12/2024 02:19

Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Những năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là một trong những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu có sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi. Năm 2020, tỷ lệ này đạt 52% với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu được cấp C/O gần 10 tỷ USD.

Nông - thủy sản tận dụng tốt C/O ưu đãi

Hiện, nhóm hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng C/O cao nhất là nhóm nông - thủy sản, đều ở mức trên 90%. Ngoài ra, các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực cũng có mức sử dụng C/O cao như gỗ và sản phẩm gỗ (80%); giày dép (gần như 100%); hàng dệt may (94%).

Việc sử dụng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) được lý giải có được là do doanh nghiệp đã nắm vững quy tắc xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu đi thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ của AKFTA và VKFTA tương đối linh hoạt; hàng hóa sản xuất, xuất khẩu có thể đáp ứng tiêu chí để được cấp C/O mẫu AK và VK. Đáng chú ý, các doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc tại Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Hàn Quốc và áp dụng nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là sản phẩm dệt may, điện thoại và linh kiện điện tử, thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, giày da… Nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng cao và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Hàn Quốc đã góp phần tăng trưởng kim ngạch buôn bán hai chiều trong những năm qua.

Chú trọng đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ

Theo Bộ Công Thương, để tận dụng tốt cơ hội từ thị trường, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa đã được Bộ Công Thương ban hành tại Thông tư số 40/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định VKFTA. Theo đó, trong phạm vi Hiệp định VKFTA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ sau: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu; không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng quy định về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy; quy tắc cụ thể mặt hàng; quy định đối với hàng hóa đặc biệt và cộng gộp; được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải có C/O theo mẫu quy định

Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan cần đáp ứng đầy đủ các quy định của thông tư này và được vận chuyển trực tiếp giữa các lãnh thổ của các nước thành viên.

Trường hợp hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển từ nước thành viên xuất khẩu đến nước thành viên nhập khẩu phải quá cảnh qua một hay nhiều nước không phải là thành viên Hiệp định VKFTA, bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên, vẫn được coi là vận chuyển trực tiếp, với điều kiện: Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu có liên quan đặc biệt đến vận tải; hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác, trừ việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải có C/O theo mẫu quy định. Mỗi nước thành viên duy trì việc đăng ký, cập nhật danh sách tên và mẫu con dấu của Tổ chức cấp C/O của nước thành viên đó. Hiện nay, các tổ chức cấp C/O của Việt Nam, bao gồm: Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Tiền Giang, Cần Thơ, Hải Dương, Bình Trị Thiên, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Bình và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Tiềm năng để phát triển thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc rất lớn. Hiệp định thương mại tự do song phương đã và đang góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai nước, thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai 8x lên phố núi Đà Lạt liên kết với các nông hộ trồng 100ha cà phê hữu cơ

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Trang bị kiến thức quản lý chuỗi cung ứng, phát triển mẫu mã và bao bì sản phẩm

Đắk Lắk: Sẽ đấu giá 2 ‘nữ hoàng’ sầu riêng tại Lễ hội sầu riêng 2024

Bắc Giang triển khai quản lý rượu sản xuất trong nước bằng tem điện tử

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động chống gian lận thương mại qua các cửa khẩu

Căng thẳng Iran - Israel: Doanh nghiệp logistics cần làm gì để vượt qua khó khăn?

Vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia từ tháng 6/2024

Sơn La: Quyết liệt đấu tranh với hàng nhái, hàng giả, gian lận thương mại

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Bài cuối: Phát huy giá trị tài sản trí tuệ trong phát triển kinh tế

Bài 3: “Tấm hộ chiếu” cho nông sản Việt ra thị trường nước ngoài

Bài 2: Nâng tầm giá trị quả vải thiều tại thị trường nước ngoài

Bài 1: Xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực

Bánh sắn - đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ

Bánh tẻ Phú Nhi - sản vật nổi tiếng gần xa của Sơn Tây

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng: Cần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Mua thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ: Tưởng rẻ hóa đắt

Giả mạo hồ sơ sẽ bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa