Thứ năm 15/05/2025 10:00

Xuất khẩu sang Ba Lan: Thiếu thông tin thị trường

Ba Lan - nền kinh tế thứ 6 trong Liên minh châu Âu (EU) và là thị trường lớn nhất trong số các nước Đông Âu với gần 40 triệu dân. Và, dù có sự tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này gần đây nhưng DN Việt vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt về thông tin...

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), 8 nước trong khu vực Đông Âu đã gia nhập EU (Ba Lan, Séc, Rumani, Bungary, Hungary, Slovakia, Slovenia và Croatia) đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với Đông Âu nói riêng, EU nói chung.

Ảnh minh họa

Riêng với thị trường Ba Lan, DN xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung khai thác, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như nhóm hàng nông sản, thủy sản, chú trọng tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, tận dụng ưu đãi thuế... để tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu vào Ba Lan. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng cơ hội xuất khẩu vào khu vực thị trường Đông Âu và EU.

Khẳng định nhu cầu thị trường Ba Lan rất lớn, theo Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan, quốc gia này hiện nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp từ châu Âu (gạo, trái cây họ cam quýt, chuối, thuốc lá, dầu dừa...), nhưng nguồn gốc Việt Nam. Vì vậy, nếu nông sản Việt Nam được chế biến tốt, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn toàn có thể xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Ba Lan.

Dù có nhiều cơ hội nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan còn thấp. Nguyên nhân do giai đoạn tiếp cận thị trường của DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, đặc biệt, hỗ trợ các thông tin về thị trường.

Từ việc theo dõi, hỗ trợ DN Việt trong khâu thanh toán khi xuất khẩu sang Ba Lan, bà Đinh Thu Hương - Giám đốc Khối thanh toán quốc tế, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - cho biết, nhược điểm của DN Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nói chung, thị trường Ba Lan nói riêng còn thiếu thông tin về thị trường cũng như sự am hiểu luật pháp. Do vậy, khi thực hiện giao dịch, nếu xảy ra tranh chấp, DN Việt luôn bị yếu thế.

Nhằm khắc phục hạn chế này, bà Hương cho rằng, các DN cần liên hệ với ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài để được tư vấn các phương án tối ưu nhất. Bên cạnh đó, DN cũng cần chủ động liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan nhằm tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu hàng hóa…

Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) đã phối hợp với Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức một số sự kiện nhằm hỗ trợ DN Việt Nam tiếp cận những thông tin thị trường, chính sách ưu đãi thương mại, đầu tư cũng như mặt hàng Ba Lan đang có nhu cầu nhập khẩu.
Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương