Thứ hai 23/12/2024 11:42

Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang thị trường Trung Quốc giảm tốc

Giao dịch nội địa và xuất khẩu đối với sắn lát và tinh bột sắn đều trầm lắng do Trung Quốc đang vào thời kì thấp điểm tiêu thụ mặt hàng này. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.    

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong tháng 6/2020, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn ước đạt 157 nghìn tấn, tương đương 52 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,4 triệu tấn với giá trị 470 triệu USD; tăng 15,5% về khối lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kì năm 2019. Giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn bình quân 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 341 USD/tấn, giảm 12% so với cùng kì năm ngoái.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang thị trường Trung Quốc giảm tốc

Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay, giao dịch nội địa và xuất khẩu đối với hàng sắn lát và tinh bột sắn đều trầm lắng do Trung Quốc đang vào thời kì thấp điểm tiêu thụ mặt hàng này. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay, mặc dù ngành sắn đã không còn chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19. “Xuất khẩu sắn lát đang chậm lại do nhu cầu mua sắn lát từ Trung Quốc chậm khi chính phủ nước này bắt đầu bán ngô từ kho dự trữ”, ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay.

Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam sẽ tốt hơn trong thời gian tới, khi các nhà máy chế biến Trung Quốc hoạt động tăng cường trở lại sau thời gian bảo dưỡng. Giá xuất khẩu 2 mặt hàng này cũng sẽ trên đà tăng dần do nhu cầu mua từ phía Trung Quốc tốt hơn, nguồn cung nội địa khan hiếm do thời tiết nắng nóng và yếu tố dịch bệnh trên cây sắn.

Dù vậy, chưa thể xác lập chắc chắn một mức tăng ổn định trong dài hạn khi giá ngô thế giới bán ra ở mức thấp, cộng thêm tỉ giá đồng Nhân dân tệ khó đoán trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024