Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Các thay đổi mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro. Ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên báo Công Thương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

Thời gian qua, phía Trung Quốc liên tục có những thông báo về việc tạm dừng thông quan tại một số cửa khẩu với Việt Nam, gây ùn tắc một lượng lớn nông sản tại khu vực này. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này, thưa ông?

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương)

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là Trung Quốc đang vẫn đang duy trì chính sách "Zero Covid" và họ đang là quốc gia duy nhất tiến hành xét nghiệm virus Sars Covi-2 trên bao bì các loại nông sản thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ nước ngoài. Khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam thì các cơ quan chức năng Trung Quốc tăng cường việc kiểm soát hàng hóa tại các cửa khẩu và nếu phát hiện một loại trái cây hay nông sản có virus thì họ sẽ tự động tạm dừng thông quan với chủng loại mặt hàng đó trong vòng 1 tuần. Lần thứ hai vẫn phát hiện sẽ tiếp tục tạm dừng một tuần và nếu phát hiện đến lần thứ tư thì họ sẽ tạm dừng trong vòng một tháng.

Một nguyên nhân khác khiến hàng hóa, nông sản ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới thời gian qua là có một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vẫn đang xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu phụ (xuất khẩu theo đường tiểu ngạch). Thực tế, thời gian qua, ở các cặp cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế như Hữu Nghị và nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch thì chưa bao giờ có tình trạng tạm dừng nhập khẩu. Chỉ có nông sản xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu phụ như: Tân Thanh, Cốc Nam hay các cặp chợ biên giới mới có hiện tượng ùn tắc nông sản.

Được biết, nhiều quy định mới sẽ được phía Trung Quốc áp dụng từ đầu năm 2022. Vậy trước những thay đổi này, Bộ Công Thương có khuyến cáo gì với doanh nghiệp để xuất khẩu nông sản bền vững sang thị trường này?

Các quy định được áp dụng từ đầu năm 2022, đặc biệt như: Lệnh số 248 về việc ban hành "Quy định về Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Lệnh số 249 về việc ban hành các "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" của Hải quan Trung Quốc hoàn toàn không phải quy định mới mà là những yêu cầu phù hợp với xu thế của cả thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng đang áp dụng. Nó cũng phù hợp với vị thế của mộtnền kinh tế lớn thứ hai trênthế giới với yêu cầu ngày càng cao về các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, được cung cấp bởi các doanh nghiệp có năng lực, uy tín và chất lượng. Đây cũng là quy định đã được Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo và phát đi cảnh báo từ rất nhiều năm trước và doanh nghiệp buộc phải thay đổi để tiếp tục có quan hệ giao thương với thị trường này.

Với những doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều năm, có sự am hiểu thị trường và tầm nhìn thì những thay đổi này không mới và để đáp ứng được cũng không phải là việc khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp quen "ăn xổi" với quan điểm coi thị trường Trung Quốc giống như một cái chợ, quen giao thương theo đường tiểu ngạch, đó hoàn toàn không phải là thương mại quốc tế! Trong quan hệ thương mại quốc tế, hai doanh nghiệp buộc phải được liên kết bằng việc ký hợp đồng, có giao kèo kèm điều kiện thanh toán, thời điểm giao hàng, điều kiện quản lý chấtlượng thì mới bền vững.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Xe chở vải thiều xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Để chủ động tránh đứt gãy xuất khẩu vào Trung Quốc, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp nào để hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, gia tăng giá trị khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc?

Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã thường xuyên đăng tải các thông tin về sự thay đổi của thị trường lên Cổng thông tin của Bộ. Đồng thời, xuất bản nhiều cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc; tổ chức các hội nghị, hội thảo để tuyên truyền về các thay đổi về chính sách của thị trường nước bạn... Bộ Công Thương cũng có một hệthống thương vụ, chi nhánh thương vụtại 4 địa phương: Bắc Kinh, VânNam, Quảng Tây, Quảng Đông và hai văn phòng xúc tiến thương mại tại Trùng Khánh và Hàng Châu để sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần phải khẳng định, các bộ, ngành chỉ có thể hỗ trợ, còn các doanh nghiệp cần phải chủ động có sự thích ứng với thay đổi của thị trường. Đồng thời, sự vào cuộc của các địa phương cũng rất quan trọng.

Bài học thành công của Bắc Giang là một trong những minh chứng cho sự vào cuộc của địa phương trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Từ những năm 2016, Bộ Công Thương đã hướng dẫn Bắc Giang cách để tiếp cận thị trường Trung Quốc và sau đó chỉ khoảng 3 năm, họ tự nguyện triển khai tất cả hoạt động từ xây dựng vùng nguyên liệu, xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp tại thị trường Trung Quốcmà không cần đến sự hỗ trợ của Bộ Công Thương hay bất cứ bộ, ngành nào. Năm 2021, dù Bắc Giang trở thành tâm dịch ngay thời điểm thu hoạch vải thiều nhưng vải thiều Bắc Giang vẫn được xuất khẩu thành công sang nhiều thị trường, trong đó chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.
Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

3 phiên chợ hàng Việt về các xã nông thôn, miền núi tại Đà Nẵng cuối năm 2021 thu hút 58 doanh nghiệp tham gia với 74 gian hàng, doanh số bán hàng ước đạt hơn 650 triệu đồng đã giúp người dân có thêm sự lựa chọn, tăng cơ hội mua sắm.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TP. Đà Nẵng vượt khó do Covid – 19, hài hòa lợi ích với khách hàng, tận dụng tốt các cơ hội từ các FTAs mang lại…đã giúp xuất khẩu trở thành điểm sáng nhất của kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2021.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Vượt qua nhiều trở ngại về dịch bệnh, chi phí đầu vào và chi chí sản xuất tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng đã về đích cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Kết quả phát triển kinh tế TP. Đà Nẵng trong 2 năm 2020 và 2021 với mức tăng GRDP lần lượt là âm 9,77% và dương 0,18% bộc lộ sự thiếu bền vững, thiếu khả năng chống chịu với các biến động lớn như thiên tai, dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Bước vào mùa cao điểm phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dưới sức ép chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, các đơn vị sản xuất thực phẩm truyền thống tại TP. Đà Nẵng cho biết sẽ cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm đầu ra để tăng sản lượng, từ đó giữ giá ổn định.
Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng đã và đang được triển khai nhằm đảm bảo cung cầu và ổn định giá cả thị trường hàng hóa dịp cuối năm.
Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19

Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, vẫn có nhiều startup coi Covid - 19 như là cơ hội để thay đổi, thích ứng và phát triển.
90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

“Phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt - Đà Nẵng năm 2021” trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của gần 90 doanh nghiệp sản xuất tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Dương, Thừa Thiên Huế,…).
Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trước những khó khăn của dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang từng bước trở thành một kênh bán hàng mới hiệu quả đối với các sản phẩm OCOP TP Đà Nẵng, đưa sản phẩm OCOP của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Với việc được lựa chọn và trở thành 1 trong 6 địa phương trong cả nước thực hiện thí điểm thành lập Cơ chế Tạo thuận lợi thương mại cấp địa phương, TP. Đà Nẵng kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA), góp phần nâng cao các chỉ số thành phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Đà Nẵng.
Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Trong quá trình khôi phục và mở cửa dần dần ngành du lịch hậu dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ngãi xác định từng bước phục hồi hoạt động du lịch với lộ trình phục hồi kinh tế của thành phố.
Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Dịch bệnh Covid-19 ở các tỉnh thành miền vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn phức tạp và khó lường, nhưng các doanh nghiệp (DN) trong vùng đã và đang nhanh chóng thích ứng an toàn với đại dịch dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kết nối thành công với các nhà phân phối tại Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021.
TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

Năm 2021, doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng cuộc bình chọn danh hiệu “Sản phẩm, dịch vụ TP. Hồ Chí Minh tiêu biểu" không vì thế mà hạ tiêu chí bình chọn để khẳng định giá trị, thương hiệu của những sản phẩm được bình chọn.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Hời hợt với các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, phạm những lỗi cơ bản về bao bì đóng gói và không tìm đúng đối tác là những hạn chế doanh nghiệp trong nước gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.
[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

Từ 1/1/2022, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ chịu những quy định mới. Chuyển nhanh, chuyển mạnh sang chính ngạch là giải pháp duy nhất giúp nông sản không “tắc đường” khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Trong kế hoạch hành động của ngành Công Thương giai đoạn 2021-2025, đẩy mạnh chuyển đổi số là một trong những chìa khóa quan trọng nhằm góp phần cùng thành phố hướng tới xây dựng nền sản xuất, thương mại, dịch vụ thông minh, gia tăng giá trị. Trong đó, một trong ba lĩnh vực trọng tâm được ngành Công Thương tập trung đẩy mạnh là thương mại điện tử (TMĐT).
Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Khi thương mại quốc tế phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng thiếu container đối với hàng hoá liên lục địa, chi phí vận chuyển tăng và sự chậm trễ kéo dài của chuyến hàng, việc tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cho các thị trường trong lục địa là điều cần thiết. Trong khi đó, Đài Loan được đánh giá là một thị trường tiềm năng, vẫn còn nhiều dư địa cho hàng hoá Việt Nam.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Để góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, Sở Công Thương Hải Phòng đang từng bước góp phần xây dựng thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng về vấn đề này.
Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Các hợp tác xã trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang chủ động triển khai các hoạt động để khôi phục sản xuất kinh doanh. Sự đồng hành của chính quyền thành phố thông qua các chương trình hỗ trợ tiếp sức cho các hợp tác xã vực dậy sau một thời gian dài bị đình trệ do dịch bệnh.
Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Chương trình đào tạo “Kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã” do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương chủ trì, Bưu điện Việt Nam và Liên minh hợp tác xã phối hợp tổ chức diễn ra trong 2 ngày 18, 19/11 tại thành phố Bắc Kạn đã mang đến những bài học mới mẻ, bổ ích và kinh nghiệm trong kinh doanh trên nền tảng số cho các chủ hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) và hợp tác xã.
Đưa thương hiệu thịt heo sạch “We are fresh” ra thị trường

Đưa thương hiệu thịt heo sạch “We are fresh” ra thị trường

Là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm tươi sống an toàn từ thủy sản, rau củ, trái cây đến thịt heo, thương hiệu thịt heo sạch “We are Fresh” của MM Mega Market Việt Nam (MM) ngày càng được nhiều khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng, lựa chọn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động