Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, vẫn có nhiều startup coi Covid - 19 như là cơ hội để thay đổi, thích ứng và phát triển.

Linh hoạt, thích ứng để “vượt bão”

Từ khi bùng phát dịch Covid-19, các startup tại TP. Đà Nẵng liên tục gặp khó khăn. Nhất là các startup trong lĩnh vực du lịch và tổ chức sự kiện, giáo dục, dịch vụ đồ ăn và thức uống (F&B). Tuy nhiên, thách thức này cũng được nhìn nhận như một cơ hội, cho các start-up linh hoạt, thích ứng mở ra hướng đi mới.

Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19
Nhiều startup tại Đà Nẵng đã coi dịch Covid - 19 như là cơ hội để thay đổi và linh hoạt hơn

Cô Phạm Thị Thu Hà, CEO Mầm non Mầm hạnh phúc ECE cho biết: Dự án giáo dục sớm dành cho độ tuổi mầm non theo phương pháp Montessori được cơ sở đầu tư khoảng 6 tỉ đồng tuy nhiên đóng băng nhiều tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh, đến nay mới bắt đầu khởi động lại.

“Chúng tôi cũng xác định những khó khăn hiện tại của mình cũng là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư. Trong thời gian "ngủ" vì dịch, chúng tôi đã thay đổi hướng triển khai, chuẩn bị cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, đồng thời chuyển đổi một số công việc để đảm bảo đời sống cho nhân viên”, cô Hà cho biết.

Trong các lĩnh vực khởi nghiệp, lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn luôn là mảnh đất màu mỡ cho các startup với ưu điểm là môi trường thoải mái, linh động, vốn đầu tư ít, đặc biệt là không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh.

Anh Tạ Ngọc Thiên Bình, Giám đốc Công ty CP Công nghệ IRTECH cho biết: Do doanh nghiệp là đơn vị công nghệ nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh mọi quản lí nội bộ đều sử dụng các công cụ nền tảng quản trị trực tuyến. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi thành phố giãn cách xã hội, một số hoạt động liên quan đến giấy tờ, một số hoạt động cần làm việc trực tiếp với khách hàng cũng không triển khai được và dự án bị kéo dài mà không nghiệm thu hoặc khảo sát thực hiện.

“Để ổn định, công ty đã duy trì làm việc từ xa, tích cực giao tiếp qua các buổi họp để đảm bảo chất lượng công việc, hỗ trợ liên tục 24/7 để đảm bảo cho hoạt động của khách hàng, đặc biệt là khách hàng chuyển đổi số. Mục tiêu của doanh nghiệp thời gian tới sẽ ra mắt một số sản phẩm sử dụng công nghệ mới hỗ trợ tích cực cho vận hành các doanh nghiệp, đảm bảo được thông tin thông suốt cho các đơn vị hỗ trợ.” Anh Bình cho biết thêm.

Theo bà Đoàn Thị Xuân Trang, Trưởng bộ phận Ươm tạo Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES), số lượng dự án nộp đơn cho chương trình ươm tạo giảm mạnh, chỉ còn 2/3 so với trước khi dịch bùng phát, các công ty startup thay vì tập trung vào các hoạt động sales, marketing ra bên ngoài thì đang hướng vào hoạt động phát triển nội bộ như training nhân sự, hoàn thiện sản phẩm và tập trung vào các hoạt động online marketing.

Nhiều chính sách hỗ trợ startup vực dậy

Đồng hành cùng các startup “vượt khó” DNES đã triển khai các biện pháp hỗ trợ cho dự án chia sẻ khó khăn trong và sau dịch như: Giảm phí chương trình ươm tạo (hiện tại chỉ thu 10 triệu/ khoá cho 4 tháng của chương trình); Hỗ trợ dự án phát triển sản phẩm hoàn và hoàn thiện mô hình kinh doanh; Hỗ trợ dự án kiếm thêm các nguồn thu (Kết nối với mentor, nhà đầu tư, kết nối với nguồn tài trợ từ Sở KHCN). Ngoài ra, Sở Khoa học & Công nghệ thành phố đã tổ chức các hội thảo trực tuyến để ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của các startup, từ đó đề xuất những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ.

Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19
TP. Đà Nẵng có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo "vượt bão" Covid - 19

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, từ đầu năm 2021 đến nay Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng cũng đã hỗ trợ chuyển giao máy móc công nghệ cho 16 lượt doanh nghiệp, trong đó có 4 đơn vị là các doanh nghiệp khởi nghiệp, đơn vị ươm tạo hỗ trợ khởi nghiệp.

Song song với đó, TP. Đà Nẵng đã phê duyệt đề án xây dựng Đà Nẵng thành Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Theo đó, các cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh đổi mới sáng tạo tại địa phương sẽ được ưu tiên nhận tài trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham quan, học tập kết nối cung cầu của các Bộ ngành liên quan; Được xem xét hỗ trợ kinh phí văn phòng, không gian làm việc, và ươm tạo trong một năm làm việc; Được ưu tiên xem xét, cấp đất, cho thuê đất trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng phù hợp với các quy định của pháp luật; Được ưu tiên tham gia giai đoạn ươm tạo, xem xét cấp vốn không quá 30% từ quỹ đầu từ của tổ chức tài chính nhà nước cùng với các quỹ đầu tư tư nhân khác.

TP. Đà Nẵng cũng đã đề ra những mục tiêu cụ thể phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm: thành lập 8-10 vườn ươm doanh nghiệp; đẩy mạnh ươm tạo dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp (150 dự án/năm); tăng cường thu hút các chuyên gia tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích thành lập các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, thu hút 1-3 quỹ đầu tư mạo hiểm đặt văn phòng đại diện tại thành phố; hợp tác ít nhất 5 hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo uy tín trên thế giới để gia tăng nguồn lực...

Đức Thảo - Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.
Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

3 phiên chợ hàng Việt về các xã nông thôn, miền núi tại Đà Nẵng cuối năm 2021 thu hút 58 doanh nghiệp tham gia với 74 gian hàng, doanh số bán hàng ước đạt hơn 650 triệu đồng đã giúp người dân có thêm sự lựa chọn, tăng cơ hội mua sắm.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TP. Đà Nẵng vượt khó do Covid – 19, hài hòa lợi ích với khách hàng, tận dụng tốt các cơ hội từ các FTAs mang lại…đã giúp xuất khẩu trở thành điểm sáng nhất của kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2021.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Vượt qua nhiều trở ngại về dịch bệnh, chi phí đầu vào và chi chí sản xuất tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng đã về đích cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.
Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Kết quả phát triển kinh tế TP. Đà Nẵng trong 2 năm 2020 và 2021 với mức tăng GRDP lần lượt là âm 9,77% và dương 0,18% bộc lộ sự thiếu bền vững, thiếu khả năng chống chịu với các biến động lớn như thiên tai, dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Bước vào mùa cao điểm phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dưới sức ép chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, các đơn vị sản xuất thực phẩm truyền thống tại TP. Đà Nẵng cho biết sẽ cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm đầu ra để tăng sản lượng, từ đó giữ giá ổn định.
Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng đã và đang được triển khai nhằm đảm bảo cung cầu và ổn định giá cả thị trường hàng hóa dịp cuối năm.
90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

“Phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt - Đà Nẵng năm 2021” trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của gần 90 doanh nghiệp sản xuất tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Dương, Thừa Thiên Huế,…).
Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trước những khó khăn của dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang từng bước trở thành một kênh bán hàng mới hiệu quả đối với các sản phẩm OCOP TP Đà Nẵng, đưa sản phẩm OCOP của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Với việc được lựa chọn và trở thành 1 trong 6 địa phương trong cả nước thực hiện thí điểm thành lập Cơ chế Tạo thuận lợi thương mại cấp địa phương, TP. Đà Nẵng kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA), góp phần nâng cao các chỉ số thành phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Đà Nẵng.
Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Trong quá trình khôi phục và mở cửa dần dần ngành du lịch hậu dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ngãi xác định từng bước phục hồi hoạt động du lịch với lộ trình phục hồi kinh tế của thành phố.
Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Dịch bệnh Covid-19 ở các tỉnh thành miền vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn phức tạp và khó lường, nhưng các doanh nghiệp (DN) trong vùng đã và đang nhanh chóng thích ứng an toàn với đại dịch dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kết nối thành công với các nhà phân phối tại Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021.
TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

Năm 2021, doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng cuộc bình chọn danh hiệu “Sản phẩm, dịch vụ TP. Hồ Chí Minh tiêu biểu" không vì thế mà hạ tiêu chí bình chọn để khẳng định giá trị, thương hiệu của những sản phẩm được bình chọn.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Hời hợt với các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, phạm những lỗi cơ bản về bao bì đóng gói và không tìm đúng đối tác là những hạn chế doanh nghiệp trong nước gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.
[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

Từ 1/1/2022, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ chịu những quy định mới. Chuyển nhanh, chuyển mạnh sang chính ngạch là giải pháp duy nhất giúp nông sản không “tắc đường” khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Trong kế hoạch hành động của ngành Công Thương giai đoạn 2021-2025, đẩy mạnh chuyển đổi số là một trong những chìa khóa quan trọng nhằm góp phần cùng thành phố hướng tới xây dựng nền sản xuất, thương mại, dịch vụ thông minh, gia tăng giá trị. Trong đó, một trong ba lĩnh vực trọng tâm được ngành Công Thương tập trung đẩy mạnh là thương mại điện tử (TMĐT).
Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Khi thương mại quốc tế phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng thiếu container đối với hàng hoá liên lục địa, chi phí vận chuyển tăng và sự chậm trễ kéo dài của chuyến hàng, việc tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cho các thị trường trong lục địa là điều cần thiết. Trong khi đó, Đài Loan được đánh giá là một thị trường tiềm năng, vẫn còn nhiều dư địa cho hàng hoá Việt Nam.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Để góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, Sở Công Thương Hải Phòng đang từng bước góp phần xây dựng thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng về vấn đề này.
Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Các hợp tác xã trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang chủ động triển khai các hoạt động để khôi phục sản xuất kinh doanh. Sự đồng hành của chính quyền thành phố thông qua các chương trình hỗ trợ tiếp sức cho các hợp tác xã vực dậy sau một thời gian dài bị đình trệ do dịch bệnh.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Các thay đổi mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro. Ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên báo Công Thương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Chương trình đào tạo “Kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã” do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương chủ trì, Bưu điện Việt Nam và Liên minh hợp tác xã phối hợp tổ chức diễn ra trong 2 ngày 18, 19/11 tại thành phố Bắc Kạn đã mang đến những bài học mới mẻ, bổ ích và kinh nghiệm trong kinh doanh trên nền tảng số cho các chủ hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) và hợp tác xã.
Đưa thương hiệu thịt heo sạch “We are fresh” ra thị trường

Đưa thương hiệu thịt heo sạch “We are fresh” ra thị trường

Là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm tươi sống an toàn từ thủy sản, rau củ, trái cây đến thịt heo, thương hiệu thịt heo sạch “We are Fresh” của MM Mega Market Việt Nam (MM) ngày càng được nhiều khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng, lựa chọn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động