Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế

Kết quả phát triển kinh tế TP. Đà Nẵng trong 2 năm 2020 và 2021 với mức tăng GRDP lần lượt là âm 9,77% và dương 0,18% bộc lộ sự thiếu bền vững, thiếu khả năng chống chịu với các biến động lớn như thiên tai, dịch bệnh.

Tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP. Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vừa qua, các đại điểu HĐND thành phố đã thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội năm 2021 và các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022.

Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Covid - 19 không những tác động tiêu cực đến kinh tế Đà Nẵng mà còn làm bộc lộ những điểm yếu của kinh tế thành phố về khả năng chống chịu, thích ứng với các tác động của thiên tai, dịch bệnh

Đa số các đại biểu thảo luận và thống nhất kịch bản về kịch bản phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2022 theo kịch bản trung bình và chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tăng 6-7%; thu ngân sách nhà nước phấn đấu vượt 3-5% số thu năm 2021.

Đặc biệt, các đại biểu HĐND thành phố đề nghị thành phố nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp trong tình hình mới, đảm bảo thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19. Trong đó, điều chỉnh cơ cấu tỷ trọng nội bộ từng ngành trong từng lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp đảm bảo phù hợp, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế với thiên tai, dịch bệnh và hướng đến sự phát triển bền vững trong thời gian đến.

Trên thực tế, kết quả phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng năm 2020 và 2021 – thời điểm dịch Covid – 19 xuất hiện đến nay, đã cho thấy sự thiếu bền vững và bộc lộ nhiều điểm yếu, thiếu khả năng chống chịu với các thảm họa như thiên tai, dịch bệnh.

Năm 2020, kinh tế TP. Đà Nẵng đã rơi vào trạng thái tăng trưởng âm, kinh tế thành phố bị kéo lùi, âm 9,77%, quy mô toàn nền kinh tế thành phố bị kéo lùi về 3 năm (tổng sản phẩm trên địa bàn trở về tương đương năm 2017).

Năm 2021, thành phố đặt mục tiêu GRDP tăng trưởng 6%. Mặc dù đã có kinh nghiệm ứng phó với dịch Covid – 19, tuy nhiên, dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc Covid – 19 tăng mạnh “kìm chân” kinh tế phát triển.

Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Bán lẻ hàng hóa tăng trưởng 4% so với năm 2020 đã giúp giá trị gia tăng khu vực thương mại - dịch vụ Đà Nẵng thoát tăng trưởng âm, đạt tăng trưởng 1,18%.

Theo UBND TP. Đà Nẵng, GRDP thành phố năm 2021 tăng 0,18% so với năm 2020. Không đạt mục tiêu tăng trưởng đặt ra là 6%. Trong đó, hầu hết các chỉ số kinh tế thành phần đều không đạt mục tiêu, thậm chí tăng trưởng âm.

Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng 1,18% so với năm 2020 hoàn toàn nhờ vào tăng trưởng của lĩnh vực thương mại bán lẻ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa Đà Nẵng năm 2021 ước đạt 58.900 tỷ đồng, tăng 4% so với kế hoạch, mặc dù không đạt mục tiêu tăng 10%, nhưng đây là nhóm ngành tăng trưởng duy nhất trong lĩnh vực dịch vụ. Ngoại trừ thương mại bán lẻ, thì dịch vụ lưu trú, lữ hành và doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đều giảm với mức giảm lần lượt là 43,2% và 7,3%.

Giá trị gia tăng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản đều giảm so với năm 2020, với mức giảm tương ứng là 2,08% và 3,29%. Việc tụt giảm ở cả 2 lĩnh vực này đều có tác động rõ nét và chủ yếu của dịch Covid – 19. Trong đó, ở sản xuất công nghiệp, dù chủ động thích ứng thực hiện “3 tại chỗ” tuy nhiên, doanh nghiệp chịu nhiều sức ép về tăng chi phí sản xuất, thiếu lao động, tăng chi phí nguyên liệu đầu vào…; các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố phải ngừng thi công trong thời gian cao điểm Covid – 19. Trong lĩnh vực nông, lâm – thủy sản, dịch Covid – 19 cũng khiến cảng cá Thọ Quang liên tục tạm dừng hoạt động…

Điểm sáng lớn nhất trong kinh tế Đà Nẵng chính là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. Dù ảnh hưởng của dịch Covid – 19, song với nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu đơn hàng tồn trong năm, có kế hoạch sản xuất thích ứng với điều kiện kinh doanh mới và nhu cầu thị trường, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố vẫn duy trì mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 ước đạt 1.810 triệu USD, tăng 15,4% so với năm 2020 vượt (KH: tăng 6-7%); kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.397 triệu USD, tăng 12,4% (KH: tăng 5-6%).

Theo Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2030, GRDP thành phố tăng trưởng trung bình 12%/năm.

Tuy nhiên, với những kết quả phát triển kinh tế - xã hội không lạc quan trong 2 năm 2021 và 2022, việc TP. Đà Nẵng cần nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu kinh tế có tính thích ứng, chống chịu là cần thiết và phù hợp để có thể tăng cơ hội tiến gần mục tiêu tăng trưởng mà Nghị quyết 43 đã đề ra.

Tăng trưởng thấp, Đà Nẵng điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nhất của kinh tế Đà Nẵng năm 2021

Theo các đại biểu HĐND TP. Đà Nẵng, thành phố cần quan tâm hơn trong đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistic, nguồn nhân lực phục vụ phát triển dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); phát triển các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch gắn với dịch vụ chữa trị bệnh theo mô hình “Du lịch - Sức khỏe”.

Đa dạng hơn nữa các hình thức xúc tiến đầu tư vào thành phố, cụ thể: Nghiên cứu mở rộng diện tích sản xuất trong Khu Công nghệ cao để thu hút, nâng cao hiệu quả đầu tư; chú trọng thu hút đầu tư đối với các dự án đảm bảo về tiêu chí, tiêu chuẩn công nghệ cao, công nghệ nguồn. Tiếp tục quan tâm tháo gỡ vướng mắc về đất đai. Khẩn trương xây dựng và hoàn thành phương án đưa vào vận hành, khai thác Cụm công nghiệp Cẩm Lệ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình, dự án động lực, trọng điểm, quan trọng có tác động kích thích, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố....

Ngoài ra, cần thực hiện hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công. Trong điều kiện ngân sách khó khăn, dẫn đến điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, cần cân nhắc trong việc quyết định chủ trương đầu tư các dự án mới, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, phát triển của từng lĩnh vực, từng ngành, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng…

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 3: Tự tin khôi phục sản xuất trong năm 2022

Nhiều doanh nghiệp sản xuất Đà Nẵng đã có đơn hàng đến giữa hoặc cuối năm 2022. Để đảm bảo việc phục hồi sản xuất, các kịch bản ứng phó với dịch Covid – 19 được chuẩn bị chi tiết, cùng với sự chủ động trong nguồn nguyên liệu, ứng dụng máy móc công nghệ tăng chất lượng, sản lượng, các doanh nghiệp tự tin sẽ đạt được tăng trưởng trong năm 2022.
Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

Đà Nẵng: Lan toả hàng Việt về nông thôn

3 phiên chợ hàng Việt về các xã nông thôn, miền núi tại Đà Nẵng cuối năm 2021 thu hút 58 doanh nghiệp tham gia với 74 gian hàng, doanh số bán hàng ước đạt hơn 650 triệu đồng đã giúp người dân có thêm sự lựa chọn, tăng cơ hội mua sắm.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 2: Tận dụng tốt các FTAs

Nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu TP. Đà Nẵng vượt khó do Covid – 19, hài hòa lợi ích với khách hàng, tận dụng tốt các cơ hội từ các FTAs mang lại…đã giúp xuất khẩu trở thành điểm sáng nhất của kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2021.
Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Doanh nghiệp Đà Nẵng: Bài 1: Vượt khó về đích

Vượt qua nhiều trở ngại về dịch bệnh, chi phí đầu vào và chi chí sản xuất tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng đã về đích cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Đà Nẵng: Các cơ sở sản xuất thực phẩm truyền thống vào vụ Tết

Bước vào mùa cao điểm phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, dưới sức ép chi phí nguyên, vật liệu đầu vào tăng mạnh, các đơn vị sản xuất thực phẩm truyền thống tại TP. Đà Nẵng cho biết sẽ cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thêm đầu ra để tăng sản lượng, từ đó giữ giá ổn định.
Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Đa dạng giải pháp kích cầu hàng hóa dịp cuối năm

Nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng đã và đang được triển khai nhằm đảm bảo cung cầu và ổn định giá cả thị trường hàng hóa dịp cuối năm.
Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19

Startup Đà Nẵng “vượt bão” Covid-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, vẫn có nhiều startup coi Covid - 19 như là cơ hội để thay đổi, thích ứng và phát triển.
90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

90 đơn vị tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt – Đà Nẵng 2021

“Phiên chợ kết nối tiêu thụ hàng Việt - Đà Nẵng năm 2021” trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của gần 90 doanh nghiệp sản xuất tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Lắk, Bình Dương, Thừa Thiên Huế,…).
Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Đà Nẵng: Gỡ thế khó đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Trước những khó khăn của dịch Covid-19, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang từng bước trở thành một kênh bán hàng mới hiệu quả đối với các sản phẩm OCOP TP Đà Nẵng, đưa sản phẩm OCOP của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Đà Nẵng ra mắt Ban chỉ đạo Tạo thuận lợi thương mại

Với việc được lựa chọn và trở thành 1 trong 6 địa phương trong cả nước thực hiện thí điểm thành lập Cơ chế Tạo thuận lợi thương mại cấp địa phương, TP. Đà Nẵng kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc thực thi có hiệu quả hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA), góp phần nâng cao các chỉ số thành phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của TP. Đà Nẵng.
Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động du lịch theo 3 giai đoạn

Trong quá trình khôi phục và mở cửa dần dần ngành du lịch hậu dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ngãi xác định từng bước phục hồi hoạt động du lịch với lộ trình phục hồi kinh tế của thành phố.
Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Doanh nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Linh hoạt để thích ứng với bình thường mới

Dịch bệnh Covid-19 ở các tỉnh thành miền vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn phức tạp và khó lường, nhưng các doanh nghiệp (DN) trong vùng đã và đang nhanh chóng thích ứng an toàn với đại dịch dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kết nối thành công với các nhà phân phối tại Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021.
TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

TP. Hồ Chí Minh: Triển khai cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu năm 2021

Năm 2021, doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng cuộc bình chọn danh hiệu “Sản phẩm, dịch vụ TP. Hồ Chí Minh tiêu biểu" không vì thế mà hạ tiêu chí bình chọn để khẳng định giá trị, thương hiệu của những sản phẩm được bình chọn.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản

Hời hợt với các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, phạm những lỗi cơ bản về bao bì đóng gói và không tìm đúng đối tác là những hạn chế doanh nghiệp trong nước gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU.
[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

[Longform] Không để nông sản “tắc đường” sang Trung Quốc

Từ 1/1/2022, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc sẽ chịu những quy định mới. Chuyển nhanh, chuyển mạnh sang chính ngạch là giải pháp duy nhất giúp nông sản không “tắc đường” khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh bình thường mới

Trong kế hoạch hành động của ngành Công Thương giai đoạn 2021-2025, đẩy mạnh chuyển đổi số là một trong những chìa khóa quan trọng nhằm góp phần cùng thành phố hướng tới xây dựng nền sản xuất, thương mại, dịch vụ thông minh, gia tăng giá trị. Trong đó, một trong ba lĩnh vực trọng tâm được ngành Công Thương tập trung đẩy mạnh là thương mại điện tử (TMĐT).
Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Đài Loan là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Khi thương mại quốc tế phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng thiếu container đối với hàng hoá liên lục địa, chi phí vận chuyển tăng và sự chậm trễ kéo dài của chuyến hàng, việc tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cho các thị trường trong lục địa là điều cần thiết. Trong khi đó, Đài Loan được đánh giá là một thị trường tiềm năng, vẫn còn nhiều dư địa cho hàng hoá Việt Nam.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Ngành Công Thương Hải Phòng: Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Để góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, Sở Công Thương Hải Phòng đang từng bước góp phần xây dựng thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hải Phòng về vấn đề này.
Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Đà Nẵng: Hợp tác xã vượt khó, khôi phục sản xuất kinh doanh

Các hợp tác xã trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang chủ động triển khai các hoạt động để khôi phục sản xuất kinh doanh. Sự đồng hành của chính quyền thành phố thông qua các chương trình hỗ trợ tiếp sức cho các hợp tác xã vực dậy sau một thời gian dài bị đình trệ do dịch bệnh.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Khẩn trương chuyển sang chính ngạch

Các thay đổi mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro. Ông Tô Ngọc Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên báo Công Thương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.
Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Không để thiếu hàng, sốt giá dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Nông dân Bắc Kạn với những trải nghiệm “lần đầu” trên môi trường kinh doanh số

Chương trình đào tạo “Kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã” do Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương chủ trì, Bưu điện Việt Nam và Liên minh hợp tác xã phối hợp tổ chức diễn ra trong 2 ngày 18, 19/11 tại thành phố Bắc Kạn đã mang đến những bài học mới mẻ, bổ ích và kinh nghiệm trong kinh doanh trên nền tảng số cho các chủ hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) và hợp tác xã.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động