Thứ năm 28/11/2024 22:48

Xuất khẩu nhựa sang châu Âu gặp khó

Đồng euro liên tục xuống thấp trong suốt 6 tháng qua khiến doanh nghiệp châu Âu giảm cả số lượng đơn hàng lẫn giá mua từ công ty Việt Nam.

Tỷ giá euro giảm khiến lượng hàng xuất sang châu Âu có phần bị ảnh hưởng.

Giám đốc một doanh nghiệp nhựa tại Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, khá nhiều khách hàng châu Âu đã đề nghị công ty giảm giá bán. Tuy nhiên, vì doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu với giá cao nên không thể đáp ứng yêu cầu này. Do đó, thay vì nhận đơn hàng với số lượng lớn như đã ký ban đầu, không ít khách hàng đã giảm số lượng xuống còn khoảng 70%. Cụ thể, thay vì ký đơn hàng 6 tháng với 5.000 tấn nhựa, nay phía nhập khẩu giãn số lượng xuống còn 3.000 tấn. Chính vì số lượng đơn hàng giảm nên doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Công ty tại thị trường châu Âu hụt khoảng 10%.

Xuất khẩu số lượng hàng lớn sang thị trường châu Âu, Công ty Nam Thái Sơn cũng cho biết, lượng sản phẩm cung cấp sang thị trường này giảm đáng kể.

"Công ty chúng tôi hầu như xuất gần hết sang các nước lớn ở châu Âu, chỉ trừ Nga, cho nên khi euro giảm đã bị ảnh hưởng khá nhiều. Bởi lẽ, 6 tháng đầu năm Công ty ký giá bán trước đó với khách hàng là một euro ăn 1,3 USD nhưng vì giá euro giảm gần như ngang bằng USD nên doanh nghiệp nhập hàng thiệt hại nặng, buộc phải giãn hợp đồng, thậm chí còn thay bằng mặt hàng khác", lãnh đạo công ty này nói.

Dù không quá khó khăn như các doanh nghiệp trên, tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Nam, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên nhựa Nhật Tân cũng thừa nhận thời gian tới công ty có thể đứng trước nhiều thách thức.

"Thời gian vừa qua khá nhiều doanh nghiệp châu Âu đề nghị chúng tôi giảm giá bán sản phẩm, nhưng công ty đưa ra nhiều lý do không thể thay đổi nên buộc phía nhập hàng phải chấp nhận, do đó 6 tháng đầu năm không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thời gian tới, nếu đồng tiền này tiếp tục đi xuống, để giữ khách hàng chúng tôi có thể sẽ phải giảm giá, đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm", ông Nam nói.

Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của ngành nhựa sang các nước châu Âu, ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa - Cao su TP HCM cho biết, khi giá euro đi xuống, ngoài thiệt hại về số lượng đặt hàng giảm thì các doanh nghiệp Việt còn phải chịu cạnh tranh từ chính hàng hóa sản xuất tại khu vực này. Bởi lẽ, euro xuống thấp, chi phí nguyên liệu hàng hóa cũng giảm theo, từ đó, doanh nghiệp ngành nhựa ở châu Âu sẽ tung ra thị trường sản phẩm có giá cạnh tranh, thậm chí bằng với hàng hóa Việt Nam.

Để giải quyết khó khăn trên, ông Việt Anh khuyên các doanh nghiệp Việt cần có kế hoạch về thị trường một cách bài bản. Ngoài mở rộng sang các quốc gia khác, các đơn vị nên tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ, thay đổi cấu trúc sản phẩm để đưa chi phí hàng hóa xuống mức giá thấp nhằm ổn định thị trường châu Âu, vì đây là thị trường chiến lược, chiếm tỷ trọng lớn.

Theo Hiệp hội nhựa - cao su TP HCM, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu nhựa của ngành này ước đạt trên một tỷ USD, trong đó, thị trường châu Âu vẫn chiếm 60-70%. Mức tăng trưởng của ngành này vẫn đang được duy trì ổn định, tuy nhiên, nếu tình hình châu Âu còn diễn biễn phức tạp thì nguy cơ phải đối mặt với sự sụt giảm kim ngạch là điều khó tránh khỏi.

Thống kê năm 2014 của Hiệp hội nhựa Việt Nam cũng cho thấy, cả năm toàn ngành đạt hơn 9 tỷ USD, tăng 8,3% so với 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, ngành nhựa tăng trưởng 10,3% so với nửa đầu năm ngoái và tương ứng với mức doanh thu 4,2 tỷ USD. Mức tăng trưởng này phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN. Riêng châu Âu đang có dấu hiệu đi xuống.

Hơn nửa năm nay, tình hình các nước châu Âu có nhiều bất ổn. Tình trạng quản lý kém tại các quốc gia Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp... khiến nền kinh tế của khối này có phần suy yếu. Từ viễn cảnh đầy thách thức trên đã khiến đồng tiền chung châu Âu lao dốc suốt 6 tháng qua. Đặc biệt, trong bối cảnh Hy Lạp tuyên bố vỡ nợ đã khiến euro tiếp tục đi xuống mạnh so với đôla Mỹ.

Cụ thể, sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý của Hy Lạp, tối 5/7 đồng euro đã ngay lập tức xuống còn một euro đổi 1,098 USD, giảm 1,1%. Dù những ngày gần đây, đồng euro có dấu hiệu tăng trở lại nhưng không đáng kể, ngày 13/7 một euro cũng chỉ đổi được 1,11 USD. Tại ngân hàng Vietcombank, giá niêm yết tại quầy chỉ 24.007 đồng trên một euro, giảm 0,54% so với đầu tuần.

Dự báo trước đó của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết, tăng trưởng kinh tế của châu Âu năm 2015 sẽ là 3%, thấp hơn con số 3,4% đã được WB đưa ra vào tháng 6/2014 và cũng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ trong năm 2015 là 3,2%.

Theo VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm