Thứ sáu 27/12/2024 20:01

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Trong khi xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng thì nhóm hàng công nghiệp và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản ghi nhận sự sụt giảm về giá trị kim ngạch.

Thông tin được đưa ra tại "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" vừa được Bộ Công Thương công bố sáng 16/5, tại Hà Nội.

Điểm sáng nông sản, thủy sản

"Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023" nêu rõ, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản đạt 32,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2022 và chiếm khoảng 9,1% tổng xuất khẩu của cả nước.

Xuất khẩu hàng hóa 2023: Điểm sáng nhóm hàng nông sản, thủy sản

Trong đó, 4 mặt hàng ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu tích cực so với năm 2022 gồm: Rau quả đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7%; gạo đạt 8,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về trị giá; hạt điều đạt 644 nghìn tấn, trị giá trên 3,6 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18,1% về trị giá; cà phê đạt 1,6 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 4,2 tỷ USD, giảm 8,7% về lượng nhưng tăng 4,6% về trị giá.

Do nhiều tác động từ thị trường nhập khẩu, các mặt hàng còn lại có kim ngạch xuất khẩu giảm trong năm 2023, cụ thể: Thủy sản đạt gần 9 tỷ USD, giảm 17,8%; cao su đạt 2,14 triệu tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, giảm 0,1% về lượng và giảm 12,8% về trị giá; sắn và sản phẩm từ sắn đạt gần 3 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 7,3% về trị giá; hạt tiêu đạt 266 nghìn tấn, trị giá 910 triệu USD, tăng 16,3% về lượng nhưng giảm 6,2% về trị giá; chè đạt 120 nghìn tấn, trị giá 208 triệu USD, giảm 18% về lượng và 12% về trị giá.

Về khu vực, trong năm 2023, xuất khẩu nông sản, thủy sản giữ tăng trưởng khả quan ở châu Á, thị trường khu vực lớn nhất của Việt Nam, đạt 19,5 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2022. Đứng thứ hai là khu vực thị trường châu Âu với kim ngạch đạt 4,6 tỷ USD, giảm 7,6% so với năm 2022. Xuất khẩu nông sản, thuỷ sản sang khu vực thị trường châu Mỹ đứng thứ ba, đạt 4,1 tỷ USD, giảm 15,2%. Châu Phi là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, đạt 1,05 tỷ USD, tăng 25% so với năm trước.

Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản là hai thị trường chính Trung QuốcHoa Kỳ với tỷ trọng lần lượt là 30,2% và 10,1%, lần lượt đạt 9,8 tỷ USD và 3,3 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,2%.

Xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam sang các thị trường tại khu vực châu Âu giảm so với năm trước, trong đó có: Đức đạt 878,7 triệu USD, giảm 8,1%; Anh đạt 536 triệu USD, giảm 1,3%, Pháp đạt 216,3 triệu USD, giảm 18,6%… do ảnh hưởng của lạm phát và diễn biến địa chính trị ở khu vực này.

Trái lại, ở các thị trường tuy chiếm tỷ trọng còn thấp như khu vực châu Phi, Trung Đông, kết quả tăng trưởng năm 2023 khá tích cực, cụ thể: UAE đạt 280,6 triệu USD, tăng 5,2%; Angieri đạt 168 triệu USD, tăng mạnh 78,7%; Ả Rập Xê út đạt khoảng 200 triệu USD, tăng 25,4%… cho thấy sự thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp trong đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và nhiên liệu khoáng sản cùng giảm

Với nhóm hàng /chu-de/nganh-cong-nghiep-che-bien-che-tao.topic, năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp đạt 301,1 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2022, chiếm tỷ trọng gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong đó, có 6 mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, bao gồm: Điện thoại đạt 52,4 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm trước; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 57,3 tỷ USD, tăng 3,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 43,1 tỷ USD, giảm 5,7%; hàng dệt, may đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4%; giày dép các loại đạt 20,2 tỷ USD, giảm 15,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt khoảng 14,2 tỷ USD, tăng 18,1%.

Tổng khối lượng than xuất khẩu của cả nước năm 2023 đạt 807 nghìn tấn với trị giá 249 triệu USD, giảm 32,6% về lượng và giảm 39,4% về trị giá so với năm 2022. Ảnh minh họa (Nguồn: medium)

Với nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản, Báo cáo chỉ rõ, xuất khẩu mặt hàng than và dầu thô giảm sâu về giá trị. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng khối lượng than xuất khẩu của cả nước năm 2023 đạt 807 nghìn tấn với trị giá 249 triệu USD, giảm 32,6% về lượng và giảm 39,4% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu trung bình giảm khoảng 10% so với năm 2022, đạt 308 USD/tấn.

Nhật Bản, Philippines, Hà Lan và Nam Phi là các thị trường xuất khẩu than lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu than lớn nhất của nước ta với số lượng đạt 443 nghìn tấn với trị giá đạt 132,8 triệu USD, giảm khoảng 38,4% về lượng và giảm khoảng 44,7% về trị giá so với năm 2022. Tiếp đến là xuất khẩu sang Philippines đạt 52,7 nghìn tấn, trị giá 12,2 triệu USD, tăng 21,87% về lượng và tăng 12,157,2% về trị giá; xuất khẩu sang Hà Lan đạt 52,2 nghìn tấn với trị giá đạt khoảng 19,8 triệu USD, tăng 353% về lượng và khoảng 388,7% về trị giá; xuất khẩu sang Nam Phi đạt 45 nghìn tấn với trị giá đạt khoảng 18 triệu USD, giảm 48,4% về lượng và giảm 51% về trị giá.

Số liệu cho thấy, trong khi lượng than xuất khẩu sang hầu hết các thị trường giảm mạnh thì xuất khẩu than sang Philippines và Hà Lan lại tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với năm 2022. Một số thị trường ghi nhận lượng than xuất khẩu sụt giảm mạnh so với năm 2022 gồm: Ấn Độ (96,3%), Indonesia (91%), Trung Quốc (83,5%), Hàn Quốc (82,5%) và Thái Lan (76,7%).

Với mặt hàng dầu thô, xuất khẩu cả năm 2023 đạt 2,81 triệu tấn, tăng 1,4% so với năm 2022; trị giá xuất khẩu đạt 1,92 tỷ USD, giảm 15,5%. Năm 2022, giá xuất khẩu dầu thô bình quân của Việt Nam tăng mạnh do những biến động kinh tế - chính trị toàn cầu, ghi nhận mức giá xuất khẩu bình quân đạt 818,9 USD/tấn. Năm 2023, giá dầu thô hạ nhiệt hơn, đạt mức bình quân 682,4 USD/tấn, giảm 16,7% so với năm 2022.

Thái Lan là thị trường xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 1,1 triệu tấn, trị giá đạt 744,5 triệu USD, giảm 2,7% về lượng và 19% về trị giá so với năm 2022. Xuất khẩu dầu thô sang thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm trong năm 2023, sau khi đã giảm mạnh trong các năm 2021 - 2022. Xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc năm 2023 đạt 39,2 nghìn tấn, trị giá đạt 24,5 triệu USD, giảm 85,2% về lượng và 88,6% về trị giá so với năm trước. Các thị trường ghi nhận kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng mạnh có thị trường Australia đạt 552,4 triệu USD, tăng 37,4%; thị trường Singapore đạt 170,4 triệu USD, tăng 141,4%.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Ngành than khoáng sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan