Thứ ba 26/11/2024 20:42

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Nhật Bản: Tận dụng cơ hội từ các FTA

Tận dụng hiệu quả các cam kết trong các FTA mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ tại thị trường Nhật Bản.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản trong 4 tháng năm 2022 đạt 264,8 nghìn tấn, trị giá 96,4 tỷ Yên (tương đương 756,8 triệu USD), giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản dự kiến tăng trưởng khả quan trong thời gian tới

Nhật Bản nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam đạt 67 nghìn tấn, trị giá 23,1 tỷ Yên (tương đương 181,4 triệu USD), giảm 11,6% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 25,3% tổng lượng nhập khẩu, giảm 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.

Tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraina khiến chi phí nguyên liệu đầu vào, vận chuyển tăng tại các thị trường cung cấp đồ nội thất cho Nhật Bản. Việc này cũng đã tác động đến hoạt động xuất khẩu gỗvà sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản những tháng đầu năm 2022.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Nhật Bản dự kiến tăng trưởng khả quan trong thời gian tới, nhờ nhu cầu chuẩn bị sửa sang thay thế các sản phẩm nội thất trong nhà hàng, khách sạn… tăng mạnh do Nhật Bản lên kế hoạch mở cửa du lịch theo nhóm nhỏ vào cuối tháng 5/2022, trước khi mở cửa hoàn toàn.

Bên cạnh đó, thị trường nhà ở tại Nhật Bản trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021; trong tháng 5/2022, chỉ số tiêu dùng cá nhân khởi sắc, tiêu dùng cá nhân nhiều khả năng sẽ tiếp tục phục hồi, đặc biệt khi người dân có thể tự do đi lại sau khi các quy định phòng dịch được dỡ bỏ hoàn toàn; tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực sản xuất, nhà hàng… ngày càng tăng.

Tiềm năng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ sang thị trường Nhật Bản là rất lớn bởi Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn, với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 43.000 USD/năm.

Mặt khác, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, với tiềm năng tăng trưởng khả quan. Sự tập trung vào năng lượng tái tạo được tăng cường sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 làm hư hại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Các động thái đầu tư và quyết định đóng cửa hầu hết các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã khiến việc phát triển năng lượng tái tạo tăng trưởng ổn định. Chính vì vậy, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với mặt hàng dăm gỗ.

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mặc dù theo đuổi chính sách thương mại tự do cắt giảm thuế quan theo lộ trình từ các hiệp định thương mại, nhưng Nhật Bản vẫn áp dụng các cơ chế phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

Trong các rào cản như vậy, Chính phủ Nhật Bản thường lồng những lý do chính đáng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh (chống bán phá giá, chống trợ cấp), bảo vệ an toàn sức khỏe con người, an toàn môi trường… Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng đúng các yêu cầu và quy định của thị trường Nhật Bản.

Đáng chú ý, nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật Bản chấp thuận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt được ở các thị trường khác. Bên cạnh đó, thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản rất đa dạng, coi trọng chất lượng và tính tiện dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu rõ về thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm, cùng với việc tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cũng cần tận dụng hiệu quả các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời gian tới tại thị trường Nhật Bản.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Tăng tốc xuất khẩu sang Indonesia nhờ khai thác cơ hội từ RCEP

RCEP tạo 'con đường tơ lụa' cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Củng cố quan hệ chính trị, tạo đột phá thương mại giữa Việt Nam - Brazil và các đối tác

RCEP thúc đẩy mạnh mẽ giao thương ASEAN - Trung Quốc

Nhiều chuyên gia quốc tế lạc quan về Hiệp định RCEP trong thời gian tới

4 năm ký kết Hiệp định RCEP: Cánh cửa mới mở ra cho doanh nghiệp Việt

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Hãng thông tấn Nhà nước UAE có bài nêu bật ý nghĩa chiến lược của Hiệp định CEPA

Báo chí trong nước đưa tin đậm nét mốc lịch sử Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định CEPA

Chính phủ ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA

Lâm Đồng: Tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn thông tin về hội nhập quốc tế

Miền Trung - Tây Nguyên tăng cường thực thi các hiệp định thương mại tự do

Các FTA đã giúp hàng hóa Việt Nam đi sâu vào thị trường lớn trên thế giới

5 nút thắt của ngành da giày trong tận dụng hiệu quả các FTA

RCEP: Hơi thở mới cho tăng trưởng kinh tế châu Á

Những lưu ý về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đào tạo chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế nâng cao vị thế, uy tín của Bộ Công Thương

Thực thi FTA thúc đẩy các thành tựu cải cách kinh tế của Việt Nam

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA