Thứ tư 23/04/2025 04:24

Xuất khẩu giảm tốc, cả nước vẫn duy trì thặng dư

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 4 giảm mạnh. Song kết quả xuất siêu cao trong quý I giúp nước ta vẫn có thặng dư thương mại.    

15 ngày đầu tháng này, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt gần 8,26 tỷ USD, giảm hơn 4,7 tỷ USD so với nửa cuối tháng 3 trước đó. So với nửa cuối tháng 3/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 4 giảm khoảng 7 tỷ USD.

Từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 71,6 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt hơn 71,6 tỷ USD. Trong 15 ngày đầu tháng nay, có 2 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch “tỷ USD” là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá lần lượt là gần 1,3 tỷ USD và gần 1,5 tỷ USD.

Trong 15 ngày đầu tháng này nước ta nhập siêu gần 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên, do kết quả xuất siêu lớn trong quý I nên lũy kế từ đầu năm đến 15/4, nước ta vẫn thặng dư thương mại lớn. Cụ thể, ở chiều ngược lại, do kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 69,1 tỷ USD, nên nước ta vẫn xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD tính từ đầu năm đến giữa tháng 4.

Theo Bộ Công Thương, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam khi hầu hết các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đóng cửa biên giới nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.

Với việc từ tháng 3, toàn cầu bước vào giai đoạn đại dịch với mức độ lây lan nhanh nguy hiểm, hiện nay, do dịch bệnh, Chính phủ các quốc gia đang ban hành những biện pháp kiểm soát dịch bệnh như tạm đóng cửa xuất nhập cảnh, hạn chế tụ tập, mua sắm đông người, hạn chế hoạt động của các Trung tâm thương mại... khiến nhu cầu mua bán hàng hóa dệt may và giày dép tại nhiều thị trường giảm.

Bộ Công Thương phân tích, xu hướng chính của các đối tác là giãn thời gian giao hàng trong tháng 3, hoãn đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi (thông thường hàng năm, thời gian này đã là thời gian hai bên ngồi đàm phán cho các đơn hàng cuối năm). Chính lý do này, đã khiến các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ đang hứng chịu tác động kép từ dịch Covid-19 do nguồn nguyên liệu sản xuất vừa mới được cải thiện từ đầu tháng 3, nhưng nay lại gặp khó khăn ở thị trường đầu ra, đặc biệt EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang dần được các quốc gia kiểm soát. Với tác động của các Hiệp định thương mại tự do, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ có nhiều tín hiệu khả quan hơn trong thời gian tới.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt