Thứ ba 19/11/2024 03:22

Xuất khẩu gạo tiểu ngạch tăng mạnh: Nguy cơ tiềm ẩn

Xuất khẩu (XK) tiểu ngạch tăng mạnh sẽ gây áp lực về giá cho doanh nghiệp XK chính ngạch và ảnh hưởng không tốt đến quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc vì 2 nước đã ký kết hợp tác đẩy mạnh XK chính ngạch. Đồng thời, XK tiểu ngạch ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ không đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dễ dẫn đến bị chi phối về giá XK. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc luôn được đánh giá tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.

Gạo xuất khẩu

 - Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sản lượng gạo XK từ đầu năm đến nay đạt 5,31 triệu tấn, giảm 13% về sản lượng, 17% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo từ nay đến cuối năm không thiếu hợp đồng XK nhưng nước ta không còn gạo do lượng XK tiểu ngạch qua Trung Quốc hiện rất lớn. Đầu tháng 10/2013, lượng XK mỗi ngày 5.000 tấn gạo qua biên giới phía Bắc nhưng hiện nay lên đến 8.000 – 10.000 tấn/ngày với giá gạo ở cửa khẩu là 9.000 đồng/kg.

VFA cũng cho biết, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp XK không có giấy phép XK nhưng vẫn mua gạo XK. Có tình trạng doanh nghiệp phía Bắc nhờ phía Nam XK ủy thác rồi chi phần trăm hoa hồng, vì vậy hợp đồng XK qua VFA thì có nhưng lượng thực tế không có. Thực trạng này rất dễ dẫn đến tình trạng gian lận hoàn thuế VAT gây thất thu thuế của Nhà nước. Đáng lưu ý là sản lượng và kim ngạch gạo XK giảm trong những tháng cuối năm dễ gây biến động về thị trường dẫn đến áp lực cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp XK gạo.

Trên thực tế, thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tiểu ngạch thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều rắc rối như việc gian lận thuế xuất khẩu, bỏ hợp đồng, mua bán thiếu sự ràng buộc chặt chẽ. Có một số hợp đồng khai mua bán chính ngạch nhưng khi thực hiện lại xuất tiểu ngạch qua biên giới để gian lận thuế.

Để khắc phục tình trạng này, vừa qua VFA đã kiến nghị địa phương các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là các Sở Công Thương phải có biện pháp quản lý các doanh nghiệp kê khai đúng quy định xuất khẩu tiểu ngạch, tránh xảy ra tình hình gian lận thuế. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, mặc dù được khuyến khích xuất khẩu nhưng phải thực hiện đúng việc kê khai chứng từ theo quy định của Nhà nước về buôn bán tiểu ngạch. Đặc biệt, cần phải lưu ý trong vấn đề tìm hiểu đối tác, kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng mua bán…

Việt Hoàng

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số