Xuất khẩu của ASEAN biến động như thế nào từ cắt giảm thuế trong RCEP?

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thường tạo ra cả người thắng và người thua, và việc hình thành Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng không phải là ngoại lệ. Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN lập luận rằng, việc giảm thuế theo RCEP có khả năng làm giảm xuất khẩu của ASEAN vì sẽ làm xói mòn các ưu đãi thương mại của ASEAN trong các FTA hiện tại mà các đối tác mang lại.

RCEP là một hiệp định khu vực nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, và tăng cường hợp tác kinh tế tại các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. Hiệp định đã trải qua nhiều vòng đàm phán kể từ năm 2012, giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và sáu đối tác đối thoại, cụ thể là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Vào tháng 11/2019, việc Ấn Độ tạm đứng ngoài hiệp định, đã làm giảm số lượng các quốc gia đàm phán RCEP từ 16 xuống còn 15 quốc gia. Tuy nhiên, RCEP vẫn là FTA lớn nhất thế giới vì bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô 24,8 nghìn tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người. Hiệp định dự kiến ​​sẽ được ký trong năm 2020.

xuat khau cua asean bien dong nhu the nao tu cat giam thue trong rcep

Mặc dù RCEP mang đến cơ hội tiếp cận quy mô thị trường lớn hơn, nhưng đồng thời có khả năng tạo ra hiệu ứng bất lợi cho xuất khẩu của ASEAN. Một trong những công cụ chính sách thương mại quan trọng của hiệp định này là loại bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu giữa các thành viên. Thông thường, việc loại bỏ thuế quan dự kiến ​​sẽ tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh ASEAN, việc loại bỏ thuế quan theo RCEP sẽ làm xói mòn các ưu đãi thương mại trong ASEAN vì RCEP sẽ chồng chéo với nhiều FTA hiện có khác của ASEAN.

Các nước ASEAN đã có FTA với tất cả các đối tác thương mại lớn của mình, một phần vì là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), các FTA ASEAN + 1 với mỗi đối tác đối thoại và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng cũng bởi vì một trong số các nước có FTA song phương với nhau như FTA Nhật Bản - Singapore, FTA Malaysia - Australia, FTA Nhật Bản - Thái Lan... Do đó, tầm quan trọng của RCEP là điểm đến xuất khẩu cho các nước ASEAN bị hạn chế.

Sự xói mòn của các ưu đãi thương mại của ASEAN xảy ra khi các nước ASEAN phải đối mặt với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh mà một số nhà xuất khẩu được hưởng ở thị trường nước ngoài do kết quả ưu đãi thương mại được cung cấp bởi các FTA giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với đối tác. Nhưng các nhà xuất khẩu ASEAN sẽ thấy lợi ích của các FTA này giảm đi khi mở rộng các ưu đãi để bao gồm các quốc gia bổ sung của RCEP. Loại bỏ thuế quan cao hơn trong RCEP sẽ dẫn đến xói mòn ưu đãi lớn hơn và do đó làm giảm xuất khẩu trong ASEAN.

Phân tích năm điểm đến xuất khẩu hàng đầu của 10 quốc gia ASEAN sử dụng dữ liệu xuất khẩu năm 2018 từ Trung tâm Thương mại quốc tế cho thấy, các nước ASEAN sẽ có mức độ tổn thất xuất khẩu khác nhau từ xói mòn ưu đãi. Các quốc gia có thiệt hại xuất khẩu tương đối lớn bao gồm Brunei Darussalam, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Singapore và Thái Lan, có một số trong năm thị trường xuất khẩu hàng đầu trong ASEAN hoặc các đối tác đối thoại. Ngược lại, Campuchia, Philippines và Việt Nam có thể phải đối mặt với tổn thất xuất khẩu ít hơn vì các nước này chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, vốn không phải là một phần của RCEP.

Khi xem xét hai kịch bản để chứng minh làm thế nào xói mòn ưu đãi làm giảm xuất khẩu của ASEAN bằng cách sử dụng các FTA ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản và ASEAN - Hàn Quốc làm ví dụ. Trước khi hình thành RCEP, chỉ có các nước ASEAN có quyền tiếp cận ưu đãi vào các thị trường ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc theo FTA ASEAN+1. Các nhà xuất khẩu từ ASEAN được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp do ba nước này dành cho, trong khi các nhà xuất khẩu từ ba nước cũng được hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp do các nước ASEAN cung cấp. Trong khi đó, xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc hoặc ngược lại phải đối mặt với thuế suất cơ bản (tối huệ quốc-MFN) của các quốc gia, thường cao hơn thuế suất ưu đãi. Nhưng dù vậy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Nhật Bản. Sau khi hình thành RCEP, quyền tiếp cận ưu đãi của ASEAN vào thị trường của các đối tác đối thoại sẽ bị giảm vì RCEP sẽ đặt cùng ngưỡng giảm thuế đối với hàng nhập khẩu giữa các đối tác. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có quyền tiếp cận ưu đãi vào các thị trường khác ngoài ASEAN.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với Nhật Bản, nước chưa thành lập bất kỳ FTA nào với Trung Quốc và Hàn Quốc. Năm 2018, điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản là Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc. Việc giảm thuế trong RCEP sẽ tạo ra dòng chảy thương mại giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, và ở một mức độ nào đó chuyển hướng dòng chảy thương mại từ các nước ASEAN. Đối với các nước ASEAN, quyền tiếp cận ưu đãi của họ vào thị trường của các đối tác RCEP sẽ bị giảm do một phần thị phần sẽ bị chiếm dụng bởi sự mở rộng thương mại trong các đối tác đối thoại.

Tóm lại, việc giảm thuế trong RCEP có khả năng làm xói mòn các ưu đãi thương mại trong ASEAN vì RCEP xuất hiện trong một môi trường có nhiều FTA chồng chéo. Sự xói mòn của các ưu đãi thương mại có nghĩa là các nhà xuất khẩu trong ASEAN có thể phải đối mặt với nhu cầu thấp hơn đối với hàng hóa của họ tại các thị trường mà các đối tác đối thoại dành ưu đãi theo FTA ASEAN + 1. Do thiếu FTA giữa Nhật Bản và các đối tác thương mại quan trọng, RCEP có khả năng tăng cường dòng chảy thương mại giữa các đối tác đối thoại hơn là kích thích xuất khẩu nhiều hơn từ ASEAN. Ý nghĩa chính của việc cắt giảm thuế là các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu trong ASEAN sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài trong các đối tác đối thoại để duy trì thị phần của mình.

Các chuyên gia cho rằng, tác động bất lợi của việc cắt giảm thuế quan được xem xét ở đây không nhất thiết có nghĩa là không có chỗ cho ASEAN có được từ RCEP. Nếu RCEP đạt được mục tiêu vượt xa các mức giảm thuế này, có thể tổn thất xuất khẩu tiềm năng do xói mòn ưu đãi sẽ là hệ lụy ít quan trọng nhất. Giải quyết các vấn đề như hàng rào phi thuế quan, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử, trong số những vấn đề khác, sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và kích thích sự đổi mới của các doanh nghiệp ASEAN, những lợi ích có thể lớn hơn so với tổn thất xuất khẩu do cắt giảm thuế quan.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.

Tin cùng chuyên mục

EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

EU ủng hộ Ukraine tăng cường nhập khẩu điện; giá năng lượng giúp kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn châu Âu

Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ đề xuất của Ukraine về việc tăng công suất nhập khẩu điện từ Mạng lưới vận hành hệ thống truyền tải điện châu Âu (ENTSO-E).
Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Ấn Độ giảm nhập khẩu dầu; Nga vẫn bơm khí đốt sang châu Âu

Theo Bộ Dầu mỏ và Khí đốt Ấn Độ, sau thời gian ồ ạt mua dầu giá rẻ từ nước ngoài, gần đây nước này đã bắt đầu giảm nhập khẩu dầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Cơ hội kinh tế nào từ cuộc gặp giữa tổng thống Argentina và tỉ phú Elon Musk?

Tình bạn "vừa chớm nở" giữa tỷ phú Elon Musk và Tổng thống Javier Milei được hứa hẹn sẽ mở ra tiềm năng phát triển giữa hai nước Mỹ và Argentina.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc có gì mới?

Thị trường sợi bông Trung Quốc tuần qua (8-12/4/2024) được đánh giá giao dịch sợi bông khá tốt, các nhà máy kéo sợi tiếp tục giảm lượng hàng tồn kho.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7/2024

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Ukraine dự kiến tấn công cầu Crimea vào giữa tháng 7; lính dù Ukraine đầu hàng tại mặt trận Avdeevka.
Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Việt Nam kêu gọi công dân nên cân nhắc kỹ trước khi đến Iran, Iraq, Syria

Đại sứ Việt Nam tại Iran vừa đưa ra khuyến cáo với công dân trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel đang có dấu hiệu leo thang.
Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Giá vàng tăng sau vụ Iran tấn công Israel; Mỹ kêu gọi tránh leo thang ở Trung Đông

Theo dữ liệu giao dịch, giá vàng đang tăng 1% sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, đạt mức 2.400 USD/ounce.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 15/4/2024: Ông Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/4/2024: Tổng thống Zelensky thừa nhận tình hình khó khăn; NATO hé lộ điều kiện kết nạp Ukraine.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động