Thứ bảy 19/04/2025 14:27

Xuất khẩu cao su: Đón tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu

Xuất khẩu cao su của Việt Nam những tháng đầu năm 2021 sang hầu hết các thị trường đều tăng mạnh. Tận dụng các yếu tố thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết sẽ là giải pháp quan trọng để thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng này.

Xuất khẩu cao su tăng mạnh cả về lượng và giá trị

Số liệu của Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su trong 4 tháng đầu năm 2021 tăng tới 79,6% về lượng và tăng 111,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 486 nghìn tấn, trị giá 817 triệu USD. Đáng chú ý, cao su là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất trong số các mặt hàng nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm 2021.

Riêng quý I/2021, Trung Quốc vẫn là thị trường Việt Nam xuất khẩu cao su nhiều nhất với lượng ước đạt 290.159 tấn, chiếm 71,38% tổng lượng xuất khẩu

Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, năm 2020, tổng lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên sang thị trường Trung Quốc ước đạt 1,36 triệu tấn, chiếm 77,9% tổng lượng xuất khẩu (số liệu được cập nhật mới nhất vào ngày 22/4/2021). Riêng quý I/2021, Trung Quốc vẫn là thị trường Việt Nam xuất khẩu cao su nhiều nhất với lượng ước đạt 290.159 tấn, chiếm 71,38% tổng lượng xuất khẩu. Cũng trong quý I/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng mạnh. Tiếp theo sau thị trường Trung Quốc, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ trong quý I/2021 cũng tăng mạnh 43,5% so với cùng kỳ năm 2020; sang thị trường Mỹ tăng 71%; sang thị trường Hàn Quốc tăng 52%.

Theo ông Võ Hoàng An - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam - từ đầu năm 2021 đến nay, giá cao su thiên nhiên bình quân trên thế giới nhìn chung tăng mỗi tháng. Kinh tế Trung Quốc phục hồi khá nhanh, việc tăng tốc phủ sóng tiêm vaccine toàn cầu và tác động của gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Mỹ, và các nước châu Âu trong bối cảnh nguồn cung cao su thiên nhiên hạn hẹp hỗ trợ giá cao su thiên nhiên.

Trung Quốc được biết đến là công xưởng của thế giới, nên không chỉ riêng Việt Nam mà gần như cả thế giới đều phụ thuộc vào thị trường này. Việc Trung Quốc tăng nhập khẩu cao su là yếu tố thúc đẩy giá cao su tăng cao trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, vì vậy, các chính sách và "sức khỏe" nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường cao su thiên nhiên toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam.

Cũng theo ông Võ Hoàng An, trong những năm gần đây, ngành Cao su Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng đến những thị trường “khó tính” hơn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia sở tại, đơn hàng từ các thị trường này trong năm 2020 và đầu năm 2021 rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu cao su thiên nhiên lại liên tục tăng cao tại Trung Quốc nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả từ rất sớm.

Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường cao su trong ngắn hạn

Theo Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), nhu cầu cao su thế giới sẽ phải đối mặt với các thách thức về mức độ phục hồi kinh tế và triển khai tiêm chủng vaccine không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. IRSG cũng dự báo mức tăng tiêu thụ toàn cầu đối với cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trong năm 2021 sẽ lần lượt là 7% và 7,2%. Doanh số phương tiện giao thông và lốp xe sẽ tiếp tục có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển ngắn hạn của toàn ngành, trong khi đó, tăng trưởng từ các ngành sản phẩm ngoài lốp xe được kì vọng tăng cao nhờ nhu cầu về sản xuất găng tay và các thiết bị y tế phục vụ cho trạng thái “bình thường mới”.

Ngoài ra, trong báo cáo cập nhật tháng 4/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra dự báo giá cao su RSS3 (SICOM) trung bình cho cả năm 2021 là 2.250 USD/tấn, sau đó phục hồi dần lên khoảng 2.260 - 2.280 USD/tấn trong giai đoạn 2022 - 2030 và đạt khoảng mức 2.300 USD/tấn vào năm 2035.

Ông Võ Hoàng Anh nhận định, trong ngắn hạn, thị trường cao su thiên nhiên tiếp tục nhận được sự hỗ trợ khi nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu vẫn còn ở mức thấp trong tháng 4 do mùa rụng lá. Tiến độ của chương trình tiêm chủng và phân phối vaccine trên thế giới. Sự xuất hiện của kế hoạch đầu tư hạ tầng 2.300 tỷ USD của Mỹ, Quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro là một phần trong gói ngân sách dài hạn đến năm 2027 với tổng trị giá 1.800 tỷ Euro của EU... “Những yếu tố thuận lợi cơ bản nói trên giúp giá cao su phục hồi trở lại sau khi điều chỉnh ít nhất cho đến quý II/2021, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19”, ông Võ Hoàng An chia sẻ.

Ông Võ Hoàng An cũng khuyến nghị, ngành cao su Việt Nam cần tăng cường tận dụng các yếu tố thuận lợi từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết với các nước trong khu vực và trên thế giới để thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng này.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?