Thứ hai 12/05/2025 22:14

Xuất khẩu cao su đạt 4,36 tỷ USD

Ngành cao su xuất khẩu đạt khoảng 4,36 tỷ USD trong năm 2016.
Với tỷ lệ xuất thô trên 80%, ngành cao su Việt Nam lệ thuộc nhiều vào giá thế giới thường xuyên biến động

Ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), cho biết, ngành sản xuất cao su thiên nhiên của Việt Nam và thế giới còn gặp nhiều khó khăn do giá tiếp tục giảm mạnh từ năm 2012 kéo dài sang năm 2016. Mức tiêu thụ cao su thiên nhiên tăng chậm trong khi sản lượng tăng nhanh làm cung vượt cầu, lượng cao su tồn kho tăng cao, tạo áp lực đẩy giá sụt giảm liên tục. Có những thời điểm giá cao su xuống thấp dưới cả giá thành sản xuất làm ảnh hưởng lớn tới đời sống của người sản xuất, một số diện tích trồng cao su chuyển sang cây trồng khác.

Tuy nhiên, thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam và người trồng cao su tiểu điền đã tìm cách duy trì sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất và đa dạng hóa nguồn thu nhập từ cao su, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để hạ giá thành và tăng năng suất.

Với nỗ lực của toàn ngành cao su, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ 2 về năng suất vườn cây, thứ 3 về sản lượng và xuất khẩu trên thế giới. Năm 2015, diện tích cao su của cả nước đã đạt trên 981.000ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, triển vọng đạt trên 1,2 triệu tấn cao su trong năm 2016.

Năm 2016 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành cao su Việt Nam. Lần đầu tiên, nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” (Viet Nam Rubber) được công bố chính thức sau hai năm thực hiện các thủ tục cấp phép và xây dựng hồ sơ pháp lý liên quan. Theo đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam là chủ sở hữu hợp pháp với nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam”.

Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” được sử dụng trên các sản phẩm của cao su Việt Nam mà doanh nghiệp cam kết đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng và các lĩnh vực khác liên quan đang áp dụng trong ngành cao su Việt Nam.

Theo ông Trần Ngọc Thuận, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su trở nên gay gắt, ngành cao su Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa có thương hiệu chung cho ngành. Vì vậy, việc đưa vào sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường, tạo độ tin cậy cho đối tác nước ngoài khi chọn cao su nhập khẩu từ Việt Nam.

Hiện nay, với tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô trên 80%, ngành cao su Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào giá cao su của thị trường thế giới thường xuyên biến động. Để hỗ trợ ngành cao su tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Việt Nam đã có quy hoạch đẩy mạnh việc tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước trên 30% và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su cũng như đồ gỗ cao su.

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt