Thứ ba 26/11/2024 04:24

Xử lý tin giả, tin sai sự thật, "làm sạch" không gian mạng

Tin giả, tin sai sự thật gây thiệt hại kinh tế, phá hoại ổn định an ninh quốc gia. Do đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều bên để ứng phó với vấn nạn này.

Tin giả, tin sai sự thật phá hoại ổn định, an ninh quốc gia

Tại Diễn đàn ASEAN về xử lý thông tin sai lệch diễn ra tại TP. Đà Nẵng ngày 19/9, đại diện các quốc gia ASEAN cho biết vấn nạn tin giả, tin sai sự thật không chỉ gây thiệt hại kinh tế, xã hội mà còn phá hoại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh quốc gia.

Các đại biểu tham gia Diễn đàn ASEAN về xử lý thông tin sai lệch cho biết tin giả, tin sai sự thật gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội

Theo bà Tunku Latifah Tunku Ahmad - đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông Malaysia, vấn nạn tin giả, tin sai sự thật lan truyền tràn lan trên internet và các mạng xã hội là vấn đề cấp bách mà các chính phủ trên thế giới phải đối mặt hiện hay. Tại Malaysia, tin giả và thông tin sai lệch đã không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng gây chia rẽ đại đoàn kết quốc gia. “Còn có những tin tức giả mạo có thể kích động và tạo ra sự thù hận giữa các cộng đồng đa dạng ở Malaysia, có thể ảnh hưởng đến sự đoàn kết và ổn định quốc gia…”, bà Ahmad cho hay.

Đồng quan điểm, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia cho biết, tin giả, tin sai sự thật ảnh hưởng rất lớn khi gây xáo trộn xã hội. Các thông tin mạo danh với nội dung bị bóp méo và bịa đặt cũng gây mất lòng tin, gây sự lo lắng trong công chúng, thậm chí gây tổn hại, phá hoại sự ổn định, an ninh quốc gia. Nhiều thông tin giả, tin sai lệch trong số đó được thiết kế và phổ biến có chủ đích, mục đích.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, từ năm 2017 đến nay, ASEAN đã có nhiều hành động để ứng phó với thông tin sai lệch, tin giả. Trong đó, nổi bật là đã đưa ra được Khuôn khổ và Tuyên bố chung về giảm thiểu các tác hại của tin giả (tại Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 14), hay đã phê duyệt đề xuất của Việt Nam về việc thành lập đội phản ứng của ASEAN về tin giả. Đây là những nền tảng để ASEAN tăng cường hợp tác, đề xuất các giải pháp khả thi giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Lâm, các hoạt động chung về xử lý tin giả của ASEAN hiện mới chủ yếu tập trung vào chia sẻ các chính sách, kinh nghiệm giữa các cơ quan quản lý. “Đã đến lúc chúng ta đẩy mạnh hơn sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý truyền thông, những người đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thông tin; giữa các cơ quan truyền thông tham gia truyền bá thông tin chính thống và chính xác, phát hiện, công bố và sửa chữa tin giả; giữa các cơ quan nghiên cứu như các tổ chức nghiên cứu độc lập, tổ chức xác minh và nhà cung cấp mạng xã hội để đối phó với thông tin sai lệch trong khu vực”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm nói.

Ông Izzad Zanman - Cán bộ cấp cao Văn hóa và Thông tin Ban Thư ký ASEAN cho rằng cần nâng cao nhận thức của người dân trong nhận biết và xử lý tin giả, tin sai sự thật

Tăng trách nhiệm của các nền tảng trực tuyến

Theo đại diện đến từ các nước ASEAN, thời gian qua, Chính phủ các quốc gia đã vào cuộc và có nhiều chính sách để ứng phó, ngăn chặn, xử lý tình trạng tin giả, tin sai sự thật. Tuy nhiên, để giải quyết thách thức này, trong thời gian tới còn cần có sự tham gia mạnh mẽ hơn từ khu vực tư nhân – những nền tảng trực tuyến, đặc biệt là mạng xã hội.

Ông Lê Quang Tự Do – Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết, xử lý tin giả, tin sai sự thật ở Việt Nam đã từng bước được “luật hóa”. Năm 2013, Việt Nam đã ban hành nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, đã quy định các hành vi bị cấm, hình thức xử lý khi đưa thông tin sai lệch, tin giả. Năm 2018, Việt Nam đã ban hành Luật An ninh mạng - cơ sở pháp lý cao nhất quy định đầy đủ, toàn diện để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội và an toàn thông tin trên không gian mạng. Năm 2023, Việt Nam đang tiếp tục sửa đổi, sung Nghị định 72 theo hướng sẽ tăng trách nhiệm của mạng xã hội và bảo vệ người dùng trên không gian mạng.

Theo ông Lê Quang Tự Do, Việt Nam đã triển khai 4 hành động để ứng phó với tin giả, tin sai sự thật, đó là: Có khuôn khổ pháp lý đủ mạnh; giám sát trực tuyến thông tin, phát hiện và xử lý thông tin sai lệch; sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các nền tảng mạng xã hội (nhất là các nền tảng xuyên biên giới); nhận thức của cộng đồng về nâng cao khả năng chống chịu của xã hội trước những mối đe dọa mà thông tin sai lệch đặt ra.

Ông Izzad Zanman - Cán bộ cấp cao Văn hóa và Thông tin Ban Thư ký ASEAN - khuyến nghị, để chống tin giả, ASEAN ngoài những hợp tuyên bố chung giữa các nhà quản lý còn thành lập được đội phản ứng của ASEAN về tin giả theo ý tưởng đề xuất từ phía Việt Nam. Vấn đề quan trọng nhất để ứng phó với tin giả, tin sai sự thật đó là cần khung hướng dẫn để quản lý thông tin. Để làm được điều này cần huy động sự chung tay của các nước thành viên ASEAN, các nền tảng trực tuyến. Không chỉ vậy, người dân phải được nâng cao nhận thức trong phát hiện tin giả, ứng phó với tin giả.

Chia sẻ các đề xuất giải pháp để các bên liên quan trong ASEAN ưu tiên, phối hợp ứng phó với vấn đề tin giả, tin sai lệch, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm cho rằng cần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của tin giả, tin sai lệch cùng với cách nhận biết, xác minh, báo cáo và chống lại tin giả. Cùng với đó, tăng cường hiệu quả hoạt động của các kênh thông tin chính thức, chính thống; ứng dụng khoa học - công nghệ để quét, phát hiện và xử lý tin giả, tin sai sự thật. Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên ASEAN với các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội – những phương tiện chính truyền có lượng lan truyền tin tức giả lớn nhất, và trí tuệ nhân tạo (AI) để chống lại tin sai lệch. Cuối cùng là các quốc gia thành viên tiếp tục hoàn thiện chính sách về chống tin giả; cập nhật chính sách giữa các nước thành viên và các bên liên quan để giải quyết thách thức chung về vấn đề tin giả một cách hiệu quả.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: mạng xã hội

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Công bố Ngày truyền thống 2/10/1945: Dấu mốc phát triển mới của Báo Công Thương

Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt

Đề xuất lùi thời gian xây dựng và ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

Diễn đàn Quốc tế về kinh doanh sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng GDP: Đòi hỏi sự ứng biến phù hợp!

Chuyển đổi số trong ngành logistics: Chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức

Khai mạc Diễn đàn ACCA châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội