Thứ sáu 08/11/2024 05:32

Xây dựng khuyến cáo tiêm chủng bảo vệ trọn đời sau đại dịch Covid-19

Bộ Y tế và các đơn vị liên quan đã đồng hành xây dựng khuyến cáo tiêm chủng bảo vệ trọn đời sau đại dịch Covid-19.

Tổng Hội Y học Việt Nam vừa phối hợp với Bộ Y tế, công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề: "Phát triển thực hành lâm sàng chủng ngừa vắc xin cho người lớn có yếu tố nguy cơ và phụ nữ mang thai sau đại dịch Covid-19".

Hội thảo Phát triển thực hành lâm sàng chủng ngừa vắc xin cho người lớn có yếu tố nguy cơ và phụ nữ mang thai sau đại dịch Covid-19

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 40 đại diện đến từ Cục quản lý Khám chữa bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các Hội thành viên của Tổng hội, các trường đại học y khoa, các chuyên gia đầu ngành trong khối điều trị đa chuyên khoa, khối dự phòng, khối quản lý và các nhà khoa học cùng đóng góp ý kiến để phát triển chương trình chủng ngừa bảo vệ trọn đời tại Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành như GS. TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, PGS. TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương và PGS. TS. Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Dịch Tễ, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung Ương đã có bài báo cáo cập nhật tình hình các bệnh truyền nhiễm giai đoạn hậu đại dịch Covid-19, gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi, người trưởng thành có yếu tố nguy cơ và khoảng trống miễn dịch ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Mặc dù chủng ngừa cho người lớn sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm gánh nặng lên hệ thống y tế. Cũng như các bằng chứng khoa học, các khuyến cáo chính thức trên toàn cầu cho thấy vắc xin là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên độ bao phủ chủng ngừa ở người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính và phụ nữ mang thai vẫn còn rất thấp.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi về thách thức hiện hữu, học hỏi từ bài học thành công của các quốc gia phát triển khác, từ đó xác định giải pháp thúc đẩy triển khai chủng ngừa cho các đối tượng trên trong thời gian tới. Kết thúc phiên thảo luận, các chuyên gia, các nhà quản lý và các nhà chuyên môn đều đồng thuận đề xuất một số giải pháp.

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đánh giá: "Việc tiêm vắc xin cho từng nhóm dân số theo độ tuổi và tình trạng bệnh lý mạn tính đã tạo được miễn dịch bảo vệ, tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm nguy cơ khởi phát đợt cấp do bệnh mạn tính như hen, COPD, suy tim cấp… từ đó giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Bên cạnh đó, chủng ngừa cho phụ nữ mang thai là biện pháp giúp bảo vệ cho trẻ nhỏ từ sớm khi chưa đủ tuổi tiêm phòng vắc xin. Những tác động tích cực của chương trình chủng ngừa trọn đời lên cộng đồng đã được chứng minh tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, giúp tối ưu hóa việc phòng bệnh, ngăn ngừa kháng kháng sinh, cải thiện sức khỏe và xây dựng lối sống lành mạnh".

TS. Elena De Angelis, Giám đốc Y khoa Quốc gia GSK Việt Nam

TS. Elena De Angelis, Giám đốc Y khoa Quốc gia GSK Việt Nam cũng nhìn nhận: "Hai năm đại dịch Covid-19 để lại ảnh hưởng nặng nề lên tất cả mọi mặt trong cuộc sống, nhất là y tế và xã hội. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh tích cực thì đại dịch đã giúp nâng cao nhận thức về giá trị của vắc xin trong việc bảo vệ sức khoẻ cho mọi người. Mục tiêu của GSK là kết hợp khoa học, công nghệ và tài năng để cùng nhau chiến thắng bệnh tật, chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng Bộ Y tế, Tổng Hội Y học Việt Nam và các cơ quan ban ngành để mở rộng độ bao phủ của chủng ngừa, giúp mọi người được phòng bệnh từ sớm và sống một cuộc đời khỏe mạnh”.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét

Hút thuốc lá khi lái xe: Nguy hiểm rình rập trên từng cây số

TP. Hồ Chí Minh: Thẩm mỹ viện E-star, IDE, MT Korea và loạt cơ sở bị đình chỉ hoạt động

Bộ Y tế bổ nhiệm nhân sự điều hành Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

30.000 người Việt tử vong mỗi năm do tai nạn thương tích

Bộ Y tế liên tục gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc

Phát triển hệ thống kiểm nghiệm, giảm thiểu sự cố về an toàn thực phẩm

Đa dạng hình thức phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường học

Bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm chi tiền túi cho người dân

Xua tan căng thẳng và những cách giúp tân sinh viên bước qua 1001 cú sốc đầu đời

Những sai lầm tai hại khi uống nhiều lá tía tô mỗi ngày

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá